Theo các Tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ diễn ra quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo giảm trong năm nay. Trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau COVID-19 tăng cao. Bối cảnh này đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, song những áp lực cũng đang thúc đẩy các cấp quản lý đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn, từ đó mở ra những cơ hội và động lực mới trong hợp tác phát triển thu hút dòng đầu tư mới. Đồng thời cũng đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. PV Xuân Lan thông tin:
Nắng nóng, khô hạn, ngày 13/05/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 397/CĐ-TTg) về chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Thực hiện chỉ đạo này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc về kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trong những tháng cao điểm nắng nóng năm 2023; yêu cầu “Bằng mọi cách không để xảy ra thiếu điện”! Người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh vai trò của công tác tiết kiệm điện. “Đây cần phải được coi là một giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đẩy mạnh truyền thông hơn nữa về việc tiết kiệm điện, nhất là với các khách hàng sử dụng điện lớn”. Và đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL và phát triển bền vững, Bộ Công Thương và ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngày 11/5, tại Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Ủy ban Công tác Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo cấp vùng “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL”.
Những năm gần đây, doanh nghiệp, HTX, nông dân Sơn La đã và đang tiếp cận với cách làm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu ở một địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.
Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9, các thành viên Ủy ban xã hội của Quốc hội đề nghị tăng tính hấp dẫn của Bảo hiểm xã hội, có giải pháp triệt để cho tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.- Trong tháng 5 này, TP. HCM sẽ hoàn thành chi trả đợt 1 tiền bồi thường cho người dân tại dự án Vành đai 3 với tổng số tiền khoảng 8.800 tỷ đồng. Sáng nay, UBND TP Thủ Đức tiến hành chi trả tiền giải phóng mặt bằng cho người dân.- Liên đoàn Ả-rập khôi phục tư cách thành viên và thành lập ủy ban liên lạc cấp bộ trưởng để giải quyết khủng hoảng tại Xyri.- Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo đã cạn kiệt nguồn lực để giúp chính phủ nước này tránh được nguy cơ vỡ nợ.
Sáng nay, tại Hà Nội, Ủy ban xã hội của Quốc hội khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 9 cho ý kiến thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về thực hiện Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2022.
Trong bài 1, chúng tôi đã phản ánh tình trạng quỹ đất công nghiệp ở TP.HCM ngày càng hạn hẹp và ở các tỉnh Đông Nam bộ thì nhiều quy hoạch đất công nghiệp chưa được phê duyệt. Bài 2 với nhan đề “Giải pháp công nghệ và hạ tầng” đề cập những giải pháp trước mắt và lâu dài. Đó là, nhiều nơi mở nhà xưởng cao tầng ở các khu công nghiệp hiện hữu, chọn lọc nhà đầu tư và dự án theo hướng không thâm dụng đất đai. Song song đó, các địa phương chủ trương giữ lại tối đa diện tích đất công nghiệp tại các khu hiện hữu để tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp; chuyển đồi mô hình đối với các khu có diện tích nhỏ, nằm xen cài trong các khu dân cư, trung tâm đô thị; không chủ trương chuyển diện tích đất công nghiệp thành đất ở đô thị. Đồng thời, quy hoạch thêm các khu công nghiệp.
Sáng nay (21/4), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) và chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh Tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo 28 tỉnh, thành ven biển Việt Nam. Tin của Thanh Thắng- PV Đài TNVN thường trú tại miền Trung
Sáng nay (20/04), Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023”. Đây là Báo cáo đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm với sự cộng tác nghiên cứu của ADB.
Những ngày cuối tháng ba, đầu tháng tư này, tình trạng căng thẳng ở các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội đã hạ nhiệt. Ngược lại, tại TPHCM tình trjang này vẫn chưa giảm, thậm chí là càng trở nên trầm trọng khi lượng xe tới hạn đăng kiểm trong tháng 4 tăng cao với 85.000 xe, trong khi công suất tối đa hiện nay chỉ đáp ứng hơn 50%. - Đâu là giải pháp khả thi để giải quyết bài toán này trên phạm vi toàn quốc? Tách chức năng quản lý Nhà nước và dịch vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực đăng kiểm có phải là giải pháp hợp lý trong giai đoạn này? Ông Khương Kim Tạo –chuyên gia giao thông cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live