VOV1 - Đền bù, giải phóng mặt bằng chỉ là một khâu trong các dự án phát triển kinh tế xã hội, nhưng lại là khâu phức tạp nhất. Chính vì vậy, Luật đất đai 2024 được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm những vướng mắc này.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc sau 29 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm. Quốc hội đã thông qua 18 luật và 21 nghị quyết và cho ý kiến 10 dự án luật. Các phiên thảo luận tại Quốc hội sôi nổi với những phát biểu thẳng thắn, trực diện đã đi sâu phân tích, tìm ra căn nguyên để gỡ điểm nghẽn về thể chế, không để lỡ thời cơ phát triển. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, cũng như các quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã đi đúng, trúng, trọng tâm vấn đề đang tồn tại, kịp thời tháo gỡ những "nút thắt" trong cuộc sống. Đặc biệt, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Sau thời gian dài đóng băng do ảnh hưởng dịch Covid-19, hoạt động du lịch tại các tỉnh miền Trung đã sôi động trở lại với hàng loạt chính sách kích cầu du lịch cùng nhiều sản phẩm du lịch mới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” trong liên liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương. Đó là nội dung được nêu ra tại Hội nghị tổng kết liên kết phát triển du lịch của 5 địa phương gồm: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình diễn ra vào chiều nay 22/12, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Sửa đổi Luật đất đai 2013: Bất cập trong thu hồi đất lúa - Pháp “chạy đua nước rút” làm sạch nước sông Seine trước thềm Olympic 2024
Hôm nay, ngày 7/7, tại phiên chất vấn thứ hai và bế mạc Kỳ họp thứ 13, khoá XII, nhiệm kỳ 2021-2026 của HĐND tỉnh Gia Lai, nhiều đại biểu tập trung chất vấn về giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về vật liệu san lấp, giá đất, quy hoạch… để đẩy nhanh nhiệm vụ đầu tư công năm 2023.
Từ ngày 1/7, Thông tư số 14 năm 2023 của Bộ Y tế về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập” có hiệu lực. Thông tư 14 đã “cởi trói” cho các cơ sở y tế trong việc mua sắm thiết bị, phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Sự bùng phát của Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Nhằm kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chỉ trong vòng 2 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những điểm nghẽn gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính. Vậy, giải pháp nào để “Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục cản trở hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế”?
Sau hơn 3 năm triển, khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) được đánh giá như một luồng gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình, các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã bước ra thị trường với diện mạo mới và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh thành công to lớn đã đạt được, cũng đã bộc lộ một số thách thức từ chính các địa phương đang thực hiện chương trình.Chương trình Diễn đàn chủ nhật chủ đề: "Gỡ điểm nghẽn trong chương trình OCOP" có sự tham gia của:- Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương.- Ông Đỗ Hải Triều, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Vĩnh Phúc.
Chỉ số tiếp cận đất đai là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương trong việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Việc cải thiện chỉ số này tạo ra trụ đỡ quan trọng để môi trường kinh doanh của địa phương thăng hạng. Ngược lại, đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến thứ hạng của địa phương tụt giảm. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn này?
Đang phát
Live