
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, đầu giờ sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ các nguyên nhân công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đạt được mục tiêu đề ra là do nguồn lực và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI. Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng làm rõ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới nhằm khai thác tối đa lợi thế từ các hiệp định tự do thế hệ mới. Cũng trong đầu giờ sáng nay, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà báo cáo thêm về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi và đáp ứng kịp thời liên quan đến chính sách thương mại của thị trường các nước.
Sáng nay, tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức phát động Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) năm 2024.
Ngày 1/6, tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, Liên hiệp các Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Âu đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 -2028. Tham dự và phát biểu có Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Dương Hoài Nam cùng đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Âu.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mặc dù doanh nghiệp thành lập mới có tăng hơn so với cùng kỳ nhưng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần tiếp tục các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, kinh doanh thuận lợi.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.
Sản phẩm quế Văn Yên (Yên Bái) với hơn 30 loại mặt hàng hiện đã được xuất khẩu đi gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người trồng quế và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến quế trên địa bàn. Hai năm trở lại đây, dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến thị trường xuất khẩu giảm mạnh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, chế biến quế ở Văn Yên vẫn tiếp tục nỗ lực giữ vững và phát triển thương hiệu quế của mình.
Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp FDI mong muốn chính quyền địa phương chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Tháng 5 này, các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã xuất khẩu hơn 63 triệu USD, tăng gần 34% so với tháng 4 vừa qua. Lũy kế 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt hơn 267 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 42% so với kế hoạch năm.
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội và thành phố Hà Nội kiểm tra hiện trường vụ cháy 14 người chết. Thủ tướng Chính phủ ra Công điện yêu cầu tập trung hỗ trợ người bị nạn và kiểm tra, phân loại, có ngay giải pháp về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở cho thuê trọ.- 4 tháng đầu năm có tới 86 nghìn doanh nghiệp giải thể - mức cao kỷ lục, đòi hỏi cần có những giải pháp mạnh khơi thông các điểm nghẽn, tăng niềm tin cho doanh nghiệp quay lại thị trường.- Iran công bố báo cáo điều tra đầu tiên về tai nạn rơi máy bay trực thăng khiến tổng thống Iran và đoàn tháp tùng thiệt mạng.- Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 nhóm họp tại Italia, thảo luận về một loạt vấn đề nóng.
Đang phát
Live