Tính đến đầu tháng 9/2023, tỉnh Gia Lai mới giải ngân được trên 1000 tỷ đồng, tương đương với 25% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ các khó khăn nhất là vấn đề thiếu đất đắp ở các dự án xây dựng và tình trạng chậm giải phóng mặt bằng.
Sau trận mưa lớn lịch sử tháng 10 năm ngoái, hàng loạt dự án, công trình thoát nước, xử lý ngập úng được thành phố Đà Nẵng đầu tư để giải quyết tình trạng ngập úng. Tuy nhiên trên thực tế, hiện vẫn còn nhiều công trình dang dở, chậm tiến độ có thể gây ra nhiều thiệt hại trong mùa mưa sắp tới.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Chiều ngày 5/9, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với các địa phương trong vùng ĐBSCL về triển khai các dự án giao thông trọng điểm của vùng.
Phát huy giá trị di tích, bồi dưỡng lòng yêu nước của giới trẻ: Biến “hot trend” thành thói quen.- Nhiều dự án khởi nghiệp táo bạo của thanh niên miền Nam thu tiền tỷ.- Nhóm nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đương đại, mang đến điểm tựa tinh thần cho người dân tại dải Gaza.
Các nhà thầu dự án đường cao tốc Bắc – Nam duy trì thi công xuyên kỳ nghỉ lễ để đưa dự án hoàn thành đúng tiến độ.- Đất nước đi qua 8 tháng của năm nay. Những thông tin về tình hình kinh tế trong nước vẫn cho thấy những điểm sáng, dù chịu nhiều tác động xấu từ bối cảnh suy giảm toàn cầu.- Tăng cường kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có sai phạm để lành mạnh hóa thị trường.- Ngoại trưởng Italia bắt đầu thăm Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang cân nhắc về việc tiếp tục gia hạn thỏa thuận tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay không.- Triều Tiên tiếp tục thông báo tập trận tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật.- Dự báo bão Hai Khuây đổ bộ vào chiều nay, vùng lãnh thổ Đài Loan Trung Quốc hủy hơn 200 chuyến bay và sơ tán gần 3000 người.
Sau 2 ngày doanh nghiệp dàn xe, căng băng rôn đòi nợ tiền cung ứng vật tư thi công cao tốc đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã mời các bên liên quan đối thoại, tìm hướng xử lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Hiển Long dự Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam-Singapore, đối thoại với lãnh đạo trẻ 2 nước.- Bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 8 và 8 tháng qua.- Đoàn tàu Metro số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên tiến hành chạy thử toàn tuyến.- Tại cuộc điện đàm với Tổng thống Ấn Độ, Tổng thống Nga thông báo sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Trong chương trình chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long, sáng 29/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Hiển Long dự Hội nghị thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác đầu tư Việt Nam-Singapore. Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Đại sứ quán Cộng hòa Singapore tại Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Công ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP).
Rạng sáng ngày 20/8/2023, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) và các đơn vị liên quan đã đóng điện thành công máy biến áp liên lạc 500/220kV tại Sân phân phối 500/220kV Long Phú và các đường dây 500kV và 220kV đấu nối vào sân phân phối. Việc hoàn thành dự án này sẽ giúp tiếp nhận công suất phát từ các nhà máy điện năng lượng mặt trời, nhà máy điện gió trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lên lưới điện 500kV quốc gia. Cùng với đó, việc hoàn thành lắp đặt máy biến áp và các đường dây truyền tải đấu nối từ Sân phân phối sẽ đảm bảo kết lưới khu vực ổn định cung cấp điện cho các phụ tải vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Tây Nam Bộ, hỗ trợ vận hành linh hoạt và khai thác hiệu quả hệ thống điện khu vực miền Nam. Dự án Lắp máy biến áp liên lạc 500/220kV tại sân phân phối 500/220 kV Long Phú là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm B, do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban QLDA các công trình điện miền Nam quản lý điều hành dự án, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Điện 3 thiết kế, Công ty Truyền tải điện 4 tiếp nhận vận hành. Dự án có quy mô đầu tư xây dựng: Lắp đặt 01 máy biến áp 500/220/22kV - 600MVA (AT1) tại vị trí dự phòng sẵn trong sân phân phối 500/220 kV Long Phú. Phía 22kV bổ sung 01 máy biến áp tự dùng 22/0,4kV - 560kVA đấu nối vào phía 22kV của máy biến áp AT1. Hoàn thiện hệ thống điều khiển - bảo vệ phù hợp với thiết bị lắp mới. Dự án Sân phân phối 500/220kV Long Phú do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư; Dự án Lắp máy biến áp liên lạc 500/220 kV tại sân phân phối 500/220 kV Long Phú do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư. Hiện công trình này đang trong quá trình bàn giao cho EVNNPT./.
Đang phát
Live