Làm gì để thương mại điện tử Việt Nam phát triển bền vững?- Xuất khẩu dệt may có nhiều khởi sắc.- Du lịch đường sắt qua Lào Cai - cơ hội nhiều, thách thức lớn.
5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phải kể đến điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ, khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.
Giải pháp nào để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.- Sức mua tăng, nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9.- Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu.
Trong quý I/2024, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được gần 10 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, có nhiều tín hiệu khởi sắc, bởi các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ 3 thế giới về xuất khẩu dệt may. Tín hiệu vui là vậy, song ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức do xung đột, căng thẳng địa chính trị trên thế giới, hàng rào kỹ thuật, chi phí đầu vào tăng, tỷ giá neo ở mức cao... Để tìm cơ hội trong thách thức, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may trong nước đạt 44 tỷ USD trong năm nay, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.Diễn đàn Chủ nhật tuần này bàn về chủ đề “Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may theo hướng xanh hóa”, với sự tham gia của hai vị khách là TS Trần Thị Mai Thành - Phó Chủ nhiệm bộ môn Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia và ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10.
Thương mại điện tử: Thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.- Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững.- Lạng Sơn: Dồn lực cho tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị.
Với sự linh hoạt trong việc kết nối, tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may, quý 1 năm 2024 ngành may Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước áp lực “xanh hoá” của Liên minh châu Âu.- Nhiều hoạt động diễn ra tại Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.- Dịch vụ Homestay tiềm năng phát triển kinh tế của du lịch Yên Bái.
Ngay từ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày có nhiều đơn hàng và đã bắt đầu tuyển dụng lao động số lượng lớn để phục vụ mở rộng sản xuất. Tại các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, có những nhà máy đã đầy ắp đơn hàng đến cuối năm. Đây là tín hiệu vui cho thấy ngành may mặc, da giày đã dần qua thời kỳ khó khăn.
Đơn hàng quay trở lại, doanh nghiệp dệt may thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư chiều sâu.- Hoàn thiện khung pháp lý trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.- Hai mục tiêu lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) năm 2024: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đảm bảo đời sống, thu nhập cho người lao động.
Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP.HCM đã có đơn hàng đến hết tháng 4.
Đang phát
Live