Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may tốt nhất trong các cường quốc xuất khẩu dệt may thế giới. Năm 2024, với nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tận dụng sự dịch chuyển đơn hàng đã giúp ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt 44 tỷ USD. Năm 2025, ngành dệt may Việt Nam thích ứng xu thế mới, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 48 tỷ USD.
GDP tăng 7,09% năm 2024 - Tạo đà bứt phá cho năm 2025.- Xuất khẩu dệt may 2025: Thích ứng xu thế mới.- Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng tháng Tết.
Sáng nay (02/01), trong không khí ngày làm việc đầu năm mới, Tổng Công ty May 10 tổ chức Lễ phát động thi đua năm 2025; Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập May 10 (1946-2026). Năm 2025, May 10 hướng tới doanh thu hơn 5.055 tỷ đồng.
Sau nửa đầu năm 2024 trầm lắng, thị trường dệt may đảo chiều thuận lợi nửa cuối năm, đơn hàng vào Việt Nam tăng đột biến đã giúp Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) hoàn thành mục tiêu đề ra. Năm 2024, doanh thu hợp nhất Vinatex ước đạt 18.100 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 10,3 triệu đồng/người/tháng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, giám sát tiến độ thi công dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, một phần quan trọng của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông.- Nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Qualcomm, Google, Meta và Nvidia lên kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam.- Ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 48 tỷ đô la vào năm 2025, tăng khoảng 10% so với năm nay.- Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp để luận tội Tổng thống.- Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác định, sốt rét có thể là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh lạ tại Congo.- Vượt qua đội tuyển Indonesia với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 3 bảng B, đội tuyển Việt Nam có lợi thế rất lớn trong cuộc đua giành vé vào bán kết giải vô địch bóng đá Đông Nam Á ASEAN Cup 2024.
Ngày 05/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam”. Hội thảo là hoạt động đầu tiên thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Công Thương và IDH về hỗ trợ phát triển bền vững đối với các ngành Dệt may và Da giày - các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam.- "Xanh hóa" ngành dệt may: Nền tảng cho sự phát triển bền vững.- Sản xuất xanh để thâm nhập bền vững vào thị trường châu Âu.
Nhận lời mời của bà Naly Sisoullith, Phu nhân của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thonglloun Sisoulith, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm Lào và dự Hội thảo Dệt may truyền thống ASEAN lần thứ 9 với chủ đề “Thắt chặt mối quan hệ Cộng đồng ASEAN thông qua di sản văn hóa và dệt may” từ ngày 03/11 đến ngày 06/11/2024.
Xuất khẩu dệt may kỳ vọng tăng trưởng mạnh cuối năm.- Giá điện tăng: Cơ hội thu hút đầu tư vào ngành điện.- Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM vẫn chưa được cải thiện.
Dệt may, da giày là hai lĩnh vực được Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH) lựa chọn để hỗ trợ phát triển bền vững. Tại buổi lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” diễn ra hôm nay (26/09/2024), có 4 nội dung chính sẽ được triển khai trong thời gian 6 năm (giai đoạn 2024-2030) nhằm giảm thiểu dấu ấn môi trường của các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, biến đổi theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Trong đó, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xác định có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh.
Đang phát
Live