Thủ tướng Phạm Minh Chính Dự và phát biểu tại phiên họp “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”-Phú Quốc đón tàu du lịch quốc tế đầu tiên sau dịch COVID-19- Có hay không việc nhập khẩu ồ ạt sản phẩm chăn nuôi giá rẻ -Tình hình thời tiết sẽ còn khắc nghiệt và cực đoan hơn khi trạng thái thời tiết chuyển hẳn sang El Nino. Bộ công thương đề nghị chung tay cùng tiết kiệm của khách hàng sử dụng điện.-Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) bế mạc với thông cáo chung nêu rõ các nước G7 cam kết thực thi các nỗ lực để duy trì sự ổn định tài chính và thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng.
Nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Hiroshima Nhật Bản, sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các hoạt động tiếp xúc song phương các nhà lãnh đạo và làm việc với một số tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị hồ sơ chuyển Covid19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch tại nước ta- Thúc đẩy thực hiện giải pháp sáng tạo đối phó với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, đưa vấn đề này lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận toàn cầu về phát triển bền vững. Đây là vấn đề được đặt ra tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 tổ chức sáng nay tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn- Hội nghị Thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập chứng kiến cái bắt tay lịch sử giữa Thái tử Saudi Arabia và Tổng thống Syria sau 12 năm Syria bị đình chỉ tư cách thành viên- Tiến trình đàm phán về trần nợ công của nước Mỹ được nối lại trong sáng nay theo giờ Việt Nam
- ASEAN kỳ vọng du lịch khôi phục hoàn toàn vào năm 2024 - Các nước Đông Nam Á điều chỉnh chiến lược sau Tuyên bố của Tổ chức y tế thế giới chấm dứt tình trạng khẩn cấp với COVID-19 - Malaysia triển khai mạng lưới 5G thúc đẩy nền kinh tế số
Thời gian gần đây, các ca nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) đang trở nên phổ biến ở trẻ em Thượng Hải, với tỷ lệ được chẩn đoán vượt qua Covid-19 và cúm, do hoạt động di chuyển của người dân tăng lên sau khi Trung Quốc hạ cấp quản lý Covid-19.
Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh trước ngày 25/5 tới- Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nước uống đóng chai tại Quảng Bình- Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định, việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp không có nghĩa là Covid 19 sẽ chấm dứt- Đoàn Thể thao Việt Nam giành thêm 14 huy chương Vàng trong ngày hôm nay, vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 với 29 huy chương Vàng- Liên minh Châu Âu (EU) đề xuất gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, trong khi đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen do liên quan đến việc không hạn chế thương mại với Nga- Các hoạt động chuẩn bị cho ngày Chiến thắng 9/5 tại Nga đã hoàn tất. Người dân Nga háo hức trước sự kiện đặc biệt này của đất nước
Tiếp tục chương trình phiên họp toàn thể lần thứ 9, chiều nay, cho ý kiến vào báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, các đại biểu đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý về y tế cơ sở, y tế dự phòng, về quản lý tài sản công.
Ngày 5/5 vừa qua được coi là sự kiện y tế đặc biệt khi Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đại dịch Covid 19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo: Điều này không có nghĩa là dịch Covid19 đã qua, mà vấn là mối đe dọa với y tế toàn cầu. Đây là quyết định được đưa ra sau khi WHO đã có thời gian lên kế hoạch, phân tích dữ liệu cẩn thận dựa trên những bằng chứng rằng Covid 19 đã giảm rủi ro đối với sức khoẻ con người, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh trên toàn cầu ngày càng cao, độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, đặc biệt là tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid 19 đã giảm mạnh… Đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam xem xét đánh giá tình hình dịch trong nước. Vậy các biện pháp ứng phó với dịch bệnh Covid 19 tại nước ta cần thay đổi như thế nào để thích ứng với tình hình chung toàn cầu?
Số ca nhiễm mới COVID-19 tăng nhanh những ngày gần đây. Nguyên nhân được chỉ ra, có thể do người dân đã bỏ qua tiêm phòng vắc-xin COVID-19, miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Nguyên nhân nữa là do thời tiết bắt đầu vào mùa nóng ẩm thuận lợi cho virus phát triển, trong đó có SARS-CoV-2, cũng làm cho dịch tăng lên. Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh như không đeo khẩu trang tại nơi công cộng, không khử khuẩn thường xuyên của nhiều người dân. Để phòng tránh và hạn chế lây nhiễm Covid-19 thì ngoài việc thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của Bộ Y tế, mọi người nên biết cách tăng cường sức đề kháng mỗi ngày để giảm nguy cơ phải nhập viện, nếu chẳng may nhiễm virus. Để tìm hiểu rõ hơn về miễn dịch tăng sức đề kháng từ các sản phẩm an toàn bào chế từ thảo dược, chúng tôi mời quý vị và các bạn nghe chương trình “Tư vấn sức khỏe” hôm nay với chuyên gia đồng hành là: GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế.
Tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc gần đây đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về số ca mắc Covid-19, trong đó 70% nhiễm biến thể XBB.1 và các nhánh phụ.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đại dịch covid 19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.- Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện chỉ đạo khẩn trương rà soát, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.- 19 người ở Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc cưới trên địa bàn.- Hơn 7.000 người sẽ tham gia ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp.- Thủ đô với thị trường lao động diễn ra ngày 14 tháng 5 tới.- Với chủ đề “Thể thao – sống trong Hòa bình”, lễ khai mạc Seagame 32 được nước chủ nhà Campuchia tổ chức hoành tráng, rực rỡ sắc màu, tạo ấn tượng mạnh cho các đoàn thể thao và du khách.
Đang phát
Live