Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.
Thời gian qua, rất nhiều ứng dụng công nghệ được gợi ý cho người sử dụng tải về thiết bị di động, để khai báo y tế, tạo mã QR, đăng ký tiêm chủng,.. Tuy nhiên, khi sử dụng cho các mục đích khác nhau, người sử dụng cần cài đặt ít nhất là 2 ứng dụng, gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu:
Dịch diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, sức ép lớn về chi phí sinh hoạt cũng như tâm lý lo lắng đã khiến cho nhiều người lao động nghỉ việc về quê thời gian qua. Tình trạng này tạo nên nghịch lý lớn về cung cầu lao động, nhiều khu sản xuất tập trung kiểm soát được dịch bệnh bắt đầu tái sản xuất sẽ thiếu lao động nghiêm trọng. Công đoàn các cấp có biện pháp gì để hỗ trợ người lao động giảm bớt khó khăn? Đâu là những giải pháp để cung cầu lao động không bị đứt gãy trong tương lai khi có những tác động tiêu cực tương tự như Covid-19?
- Cấp mã số vùng trồng – Việc không thể chậm trễ. - Giải pháp thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. - Nông dân Lai Châu gặp khó trong tiêu thụ chuối xanh.
Tiếp tục chuyến công tác tại Hòa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc gặp với nguyên thủ, lãnh đạo một số nước và đến thăm công ty Pfizer.- Chính phủ yêu cầu khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19- Mỹ hy vọng cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo của Nhóm "Bộ tứ" (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) diễn ra tại Nhà Trắng hôm nay sẽ đạt được tiến bộ- Trong khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên biển- Liên minh châu Âu sẽ áp dụng một bộ sạc chung cho tất cả các loại điện thoại thông minh
Sau gần 5 tháng cật lực chống dịch, đất nước bước vào một trạng thái mới khi mục tiêu chống dịch được thay đổi, từ chỗ quyết chiến thắng sang chấp nhận thích ứng và sống an toàn trong điều kiện có dịch. Một sự thay đổi mang tính nền tảng, chiến lược, khi chính phủ có những quyết định mang tính căn cơ để không chấp nhận tiếp tục cách làm cũ cho tình huống mới của công cuộc chống dịch. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Kim Phượng.
-Cần cơ chế, ưu đãi cho nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế.-Doanh nghiệp cần hoạt động trở lại, trước khi khôi phục năng lực sản xuất kinh doanh.-Nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định: Việt Nam hợp tác cùng các nước chiến thắng đại dịch COVID-19 và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, gặp gỡ Hiệp hội, lãnh đạo tập đoàn lớn của Hoa Kỳ để xúc tiến thương mại, đầu tư; gặp thân mật kiều bào ở Mỹ.- Các địa phương cần phải rút kinh nghiệm khi để xảy ra tình trạng người dân đổ ra đường quá đông trong đêm trung thu vừa qua khiến nguy cơ lây nhiễm covid 19 cao. - Lần đầu tiên Việt Nam phát triển thành công công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng trí tuệ nhân tạo.- Các địa phương và bộ ngành chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Báo chí quốc tế ca ngợi Đội tuyển Futsal Việt Nam kiên cường trước Á quân Futsal thế giới, đội tuyển Futsal Nga khi chỉ để thua sát nút 2-3 trong vòng 1/8 World cup Futsal.
Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị hoạt động trở lại. Đó là nhu cầu thực tế và cần kíp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, rất nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản. Nhưng, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động là nhiệm vụ không hề dễ dàng – không thể nóng vội. Nguồn nhân lực-người lao động cũng là một trong những vấn đề nan giải nhất của nỗ lực tái sản xuất kinh doanh. Nhân lực nào có thể đáp ứng nhu cầu này, trong bối cảnh Covid19 vẫn được khẳng định là phức tạp, khôn lường? “Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động !” là chủ đề câu chuyện thời sự có sự bàn luận trực tiếp của chuyên gia an sinh xã hội, lao động việc làm - bà Phạm Nguyên Cường.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa họp thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh “ Chấm dứt đại dịch Covid 19 và xây dựng lại tốt hơn”
Đang phát
Live