Trong động thái nhằm chuẩn bị cho việc chung sống với Covid-19, hôm nay, Australia vừa cấp phép sử dụng cho một loại thuốc mới dùng để điều trị Covid-19. Đây là loại thuốc thứ 3 được Australia cấp phép điều trị căn bệnh này.
Trong 24h qua, tại Nga phát hiện hơn 34.300 ca nhiễm Covid-19. Đây là ngày thứ tư liên tiếp nước này ghi nhận hơn 30 nghìn trường hợp nhiễm bệnh trong một ngày. Nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cũng luôn ở quanh mốc trên dưới 1.000 ca mỗi ngày.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm cấp gạo ATM miễn phí...đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ 4 này, rõ ràng, lực lượng thanh niên đã đóng góp công sức đáng kể vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Những nơi nóng nhất, những nơi là thách thức nhất, những nơi ranh giới sinh tử nhất cũng đều là có vai trò của các đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ. “Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID19” – nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự, nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021)
Một cuộc đua tích trữ thuốc điều trị COVID-19 bắt đầu, với các quốc gia đang nhanh chóng tìm kiếm hợp đồng lớn với các hãng dược phẩm khi có thông tin tích cực về phương pháp điều trị mới. Cuộc đua sở hữu hợp đồng ngay ở thời điểm thuốc vẫn chưa được cấp phép sử dụng chính thức, làm dấy lên lo ngại một số quốc gia nghèo hơn có thể bị bỏ lại phía sau, lặp lại sai lầm của chiến lược triển khai vắc-xin ngừa COVID-19 chậm chạp và thiếu công bằng.
- Các nước Đông Nam Á lên kế hoạch cho giai đoạn bình thường mới - Indonesia yêu cầu bảo hiểm Covid 19 - Thái Lan sắp mở cửa du lịch vào ngày 01/11
Ngay khi dịch bệnh bước vào giai đoạn nguy cấp nhất, Bộ Y tế đã thành lập 4 Trung tâm Hồi sức Covid 19 quy mô từ 500 đến 1000 giường bệnh tại TP Hồ Chí Minh do 4 BV tuyến Trung ương gồm BV Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức và BV Trung ương Huế vận hành. Trong hơn 2 tháng qua, hàng nghìn y bác sỹ tại các Trung tâm hồi sức Covid các bệnh viện này đã tận tâm tận lực cứu chữa thành công hàng ngàn bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Theo dự kiến, đến ngày 20/10 này, hàng vạn nhân viên y tế chi viện cho các tỉnh tâm dịch phía Nam sẽ được trở về nhà. Để trò chuyện về những tháng ngày khó quên, những câu chuyện đằng sau công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch mà không ít thầy thuốc gọi là “3 tháng của đời người”, chúng tôi kết nối với BS Trịnh Thế Anh, Khoa Hồi sức Tích cực từ Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid 19, BV Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh
Trong chương trình Thời sự 18h chiều qua, Đài TNVN đã phát sóng bài 2 Loạt bài “Chung sức- đồng lòng vượt qua đại dịch”, khẳng định giải pháp tiên quyết để cả hệ thống chính trị thích ứng nhanh với tình hình mới, tăng tốc khôi phục kinh tế, xã hội là bao phủ vaccine. Thực tế, với những bước đi chiến lược từ ngoại giao vaccine cho tới huy động sức mạnh tổng lực xây dựng quỹ vaccine, nghiên cứu bào chế vaccine… Việt Nam đã và đang có những bước đồng hành cho mục tiêu này. Điều đó không có nghĩa là toàn hệ thống ở trong trạng thái bất động hoặc hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm gần 100 triệu dân được tiêm phòng đạt chuẩn Sars Cov2 trở thành căn bệnh thông thường, mới tái thiết và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện, Đảng, Chính phủ đã xác định “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Trải qua nhiều đợt dịch, với những diễn biến khôn lường, phức tạp, tới nay, đây vẫn là quyết sách phù hợp, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, để thích ứng linh hoạt, an toàn với bối cảnh mới, tạo nên những thành công mới trong lịch sử xây dựng, phát triển đất nước. Đây là nội dung phần cuối Loạt bài, nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.
Tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, thành phố HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có thể đầu tháng 11 tới sẽ thực hiện tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.- Khai mạc phiên họp thứ 4, Ủy ban thường vụ Quốc hội: đề xuất một số đổi mới, cải tiến áp dụng ngay tại kỳ họp này cũng như việc tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp.- Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế công lập không được thu tiền dịch vụ xét nghiệm cuả người mắc Covid-19.- Từ nay đến cuối năm, các bệnh viện tại tp HCM khôi phục công năng ban đầu trong trạng thái bình thường mới.- Trong các cuộc tiếp xúc mới nhất với Mỹ và Liên minh Châu Âu, lực lượng Taliban tìm kiếm giải pháp để được công nhận tính hợp pháp của chính quyền và giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo cho người dân Afghanistan.- Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện, ngoài con người, ngày càng nhiều động vật nhiễm SARS-CoV-2.
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đại dịch COVID-19 - Đảm bảo an toàn tiêm văc xin phòng Covid-19 cho người cao tuổi - Những "người mẹ thứ hai" của trẻ có mẹ mắc COVID-19
Đang phát
Live