Từ hôm nay 1/11, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 với số lượng gần 31.600 em.
Số ca Covid-19 của Trung Quốc lại tăng sau khi phát hiện chuỗi lây nhiễm mới, khiến tình hình dịch bệnh ở nước này thêm phần phức tạp.
Đại dịch COVID-19 được xem là nỗi ám ảnh lớn đối với hệ thống các trường mầm non tư thục ở TP.HCM. Hai năm qua, để phòng chống dịch, các trường buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng liền khiến giáo viên chật vật mưu sinh, nhà trường thì lao đao vì tiền thuê mặt bằng.
Một trong những sự kiện quốc tế đa phương đáng chú ý diễn ra tuần này là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Rome, Italia. Phiên họp kéo dài 2 ngày, hôm qua và hôm nay là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của G20 kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Diễn ra ngay trước thềm hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G20 không vì thế mà bị lu mờ khi hàng loạt vấn đề cần sự đồng thuận của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Covid-19, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, thuế tối thiểu toàn cầu hay xóa nợ cho các quốc gia nghèo… Những nội dung nổi bật nào đạt được sự đồng thuận ở Hội nghị quan trọng này? Những vấn đề gì còn tồn tại của cơ chế G20?
“Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước đầu tư nâng cao năng lực cho ngành y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở để thích nghi an toàn với dịch Covid-19” là ý kiến đề nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Trà Vinh trong phần thảo luận về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 khi liên tiếp ghi nhận số ca mắc tăng cao trong mấy ngày qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản thành lập bệnh viện dã chiến số 2 để điều trị bệnh nhân Covid – 19.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã khẳng định được vai trò, vị thế, quy tụ, kết nối trí tuệ, tri thức qua 5 nhiệm kỳ hoạt động.- Hôm nay, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.- 4 tháng sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, Bắc Giang trở thành một trong những “điển hình thành công” về phục hồi sản xuất.
Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua đã và đang có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung hoàn thiện các hướng nghiên cứu đã triển khai và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới. Giải pháp KHCN phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19- là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay. - Tìm hiểu phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á- Viettel Innovation Lab, nơi đưa Việt Nam trở thành số ít các quốc gia trên thế giới vừa làm chủ các thiết bị mạng vừa nghiên cứu về 5G trong phần sau của chương trình.
Tăng trưởng bền vững, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học lâu nay vẫn là những thách thức toàn cầu. Nhưng giờ đây, tất cả những thách thức ấy còn trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19. Nhóm họp cuối tuần này tại thủ đô Rome, Italia, lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu (G20) sẽ phải thiết lập được các cơ chế toàn cầu mới để đưa thế giới vượt qua cơn bão COVID-19, cũng như đối phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày rõ những mắt xích yếu trong hợp tác quốc tế.
Hiện Bộ Y tế đã cấp phép cho khoảng 100 sản phẩm test nhanh kháng nguyên, kháng thể… Các bộ thử nhanh này đều lấy mẫu dịch họng, hoặc mẫu máu. Sản phẩm test nhanh bằng mẫu nước bọt chưa được cấp phép. Vậy nhưng trên các trang mạng xã hội, bộ thử nhanh Covid-19 qua mẫu nước bọt vẫn được rao bán tràn lan, với nhiều mức giá khác nhau. Cơ quan chức năng hiện đang tăng cường xử lý, cảnh báo vi phạm này.
Đang phát
Live