Sáng nay (29/7), thành phố Đà Nẵng bắt đầu tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 đợt 1 cho người dân trên địa bàn thành phố. Các đối tượng được tiêm là người cung cấp dịch vụ thiết yếu như bưu chính viễn thông, xăng dầu, vận tải, dược phẩm, người làm làm nhiệm vụ thu gom vận chuyển rác thải trong khu cách ly, phong tỏa....
Cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực phục hồi nền kinh tế.- Đề xuất giải pháp tín dụng 300 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó Covid-19.- Doanh nghiệp đổi mới phương thức kinh doanh để thực hiện "mục tiêu kép".
Tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu tất cả người vào địa phương phải có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều đối tượng cố tình không chấp hành các quy định phòng dịch do địa phương mới có 3 chốt liên ngành trong khi có hàng chục tuyến đường ra vào tỉnh
Trong suốt hai ngày qua, mạng xã hội lan truyền mức độ chóng mặt với tin đồn: "Sáng mai, Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé". Tin này được chia sẻ nhiều lần khiến người dân hoang mang. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định: Đây là thông tin bịa đăt. Trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; trong lúc Đảng và Nhà nước đang dồn sức, nỗ lực cho công tác phòng chống dịch, thì làn sóng tin đồn thất thiệt được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra, gây ảnh hưởng rất lớn đối với công tác chống dịch.
Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, với chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.- Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì quy định chỉ lưu thông “hàng hóa thiết yếu”.- Việt Nam đã ký 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến Vaccine Covid-19.- Chính phủ Xa-moa họp phiên đầu tiên, chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài hơn 3 tháng tại quốc đảo này.- Kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 bùng phát trong cộng đồng của Trung Quốc – Xét nghiệm định kỳ đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Ngày 26/7, sau cuộc họp chính phủ, đại diện cơ quan này cho biết đã thông qua kế hoạch tài trợ tới 2,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các quốc gia ở khu vực Balkans, châu Phi và châu Á vào cuối năm 2021 trong đó sẽ tài trợ cho Việt Nam khoảng 250 nghìn liều.
Thế giới đang đối mặt với một giai đoạn rất nguy hiểm của đại dịch Covid-19 do sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới nguy hiểm. Đây là cảnh báo được TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp báo mới đây. Theo thống kê của WHO, tới nay đã ghi nhận 11 biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong đó, biến chủng Delta đã xuất hiện ở gần 130 nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh cơ chế phân bổ vaccine còn chưa thực sự bình đẳng, một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Anh đã mở cửa trở lại và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Điều này cho thấy đang có rất nhiều cách ứng phó khác nhau đối với đại dịch. Vậy đâu là con đường phòng chống đại dịch hiệu quả đối với các quốc gia? Đâu là những kinh nghiệm cho Việt Nam? Cùng bàn về nội dung này với vị khách mời là Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
Sự xuất hiện các biến chủng nguy hiểm mới của Covid-19 và những bài học kinh nghiệm trong đối phó với dịch cho Việt Nam.- Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong thời điểm dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Tuổi cao, lại là thương binh, nhưng ông Hoàng Biên Thùy ở xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với vai trò là chủ tịch hội Cựu chiến binh xã, ông Thùy đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc chung tay phòng chống dịch.
Đang phát
Live