Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch. Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
Tiếp tục loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, Bài 2 với chủ đề: “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng để phát triển sản xuất dịp cuối năm.
Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện. Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.
- “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống” bài đầu tiên trong loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. - Thị trường du lịch Tết sôi động, nhiều doanh nghiệp lữ hành phấn khởi.
Chiều nay (28/11), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Tăng trưởng xanh - Xu thế toàn cầu, sự lựa chọn tất yếu” để phân tích làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng xanh, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Thực tế cho thấy việc chuyển đổi xanh đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực hạn chế. Để quá trình chuyển đổi xanh được hiệu quả, thì ngoài hành động của doanh nghiệp sẽ rất cần sự dẫn dắt đồng hành của Chính phủ, các cấp các ngành.
Vùng ĐBSCL đang đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, việc triển khai các giải pháp phát triển thân thiện với môi trường, nông nghiệp xanh là vô cùng bức thiết. Vì vậy, cần phải tìm lời giải cho các định hướng kinh tế đặc thù và bền vững của khu vực ĐBSCL dựa trên nỗ lực và sự hợp tác nguồn lực hiệu quả của cả hai khu vực công và tư để tháo gỡ điểm nghẽn, phát huy giá trị từ nguồn tài nguyên bản địa, đáp ứng nhu cầu, đón đầu xu thế phát triển của thế giới.
- Phỏng vấn PGS.TS Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh - Xu hướng đi xe đạp thịnh hành tại Senegal - cơ hội thúc đẩy giao thông xanh
“Muốn chuyển đổi xanh thì phải dùng chuyển đổi số và muốn chuyển đổi số cũng phải dùng chuyển đổi xanh vì công nghệ số giúp tăng tốc cả thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Song, bản thân công nghệ số cũng cần xanh hơn vì nó tiêu tốn nhiều năng lượng…”. Doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm của quá trình chuyển đổi kép "xanh-số", "số-xanh" của mỗi quốc gia. Đó là khẳng định của cả chuyên gia và nhà quản lý tại hội thảo “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” do báo Đầu tư tổ chức hôm nay (12/11/2024) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Sáng nay (12/11), nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Công ty Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Trung tâm ESG và chuyển đổi xanh. Đây là cầu nối để thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và giáo dục về ESG hướng tới hỗ trợ sinh viên, doanh nghiệp, cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tích hợp môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.Tin của phóng viên Quang Huy:
Đang phát
Live