VOV1 - Ngày 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách và Chiến lược Trung ương về nhiệm vụ của Ban trong thời gian tới
VOV1 - Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1975, Việt Nam và Đức đã cùng trải qua 5 thập kỷ hợp tác sâu rộng và chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Trong thời gian tới, hợp tác hai bên sẽ tiếp tục được củng cố hơn nữa, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
VOV1 - Theo chân Đại sứ Pháp tới những địa điểm mang tính biểu tượng trong quan hệ Việt Nam - Pháp - Các đối tác quốc tế nhận định “Việt Nam là đối tác rất tiềm năng trong nhiều lĩnh vực then chốt”
Năm 2024, TPHCM, đầu tàu kinh tế của cả nước đạt mức thu ngân sách hơn 508.000 tỷ đồng, đây là một con số kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay. Năm 2025, là năm cuối TPHCM thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ TPHCM. Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 7,17%, chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nên việc đặt mục tiêu tăng trưởng 10% trong năm 2025 sẽ là một thách thức lớn với đầu tàu kinh tế của cả nước.
Sáng nay 23/12, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược Dữ liệu Quốc gia - Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu" do Ban Điều hành Đề án 844, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển tổ chức. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, trí thức kiều bào ta ở trong và ngoài nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. PV Xuân Lan thông tin:
Tối 18/12 tại tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 12 chính thức khai mạc. Đây là dịp để người dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó góp phần vào mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc và bền chặt Việt Nam – Ấn Độ.
Trong một thông cáo báo chí vừa công bố chiều nay 09/12, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, một cuộc đối thoại về chiến lược hợp tác an ninh – quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ được tiến hành từ ngày mai 10/12, tại Tokyo)
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/02/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2233/QĐ-TTg (ngày 28/12/2020) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng song, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn nhiều dư địa; thị trường năng lượng cạnh tranh vẫn phát triển chưa đồng bộ; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội… Đó là thông tin được nhấn mạnh tại “Diễn đàn phát triển thị trường năng lượng cạch tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức hôm nay (06/12/2024) tại Hà Nội.
“Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong Xu thế Quốc tế hóa thị trường” không chỉ là chủ đề của Diễn đàn thường niên về Quản trị Công ty lần thứ 7 (AF7) sẽ diễn ra ngày 05/12/2024 tới đây tại TP Hồ Chí Minh, mà còn là cơ hội cho doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng, thu hút vốn đầu tư bền vững. Thông tin được đưa ra tại buổi gặp gỡ báo chí về Diễn đàn AF7 do Báo Đầu tư phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức hôm nay (29/11).
Theo Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội 2025, Quốc hội giao Chính phủ trình cấp có thẩm quyền việc khởi động lại điện hạt nhân. Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 12/11/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền và được đồng ý về chủ trương tái khởi động điện hạt nhân. Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã cho thấy chủ trương tái khởi động điện hạt nhân ở Việt Nam. Qua trả lời phỏng vấn PV VOV1, ông Lê Đại Diễn - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo hạt nhân, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam nhấn mạnh cần quyết tâm chiến lược trong phát triển điện hạt nhân.
Đang phát
Live