Chuyên gia góp ý với lãnh đạo TP.HCM nhằm thực hiện chiến lược vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế: Nên thay đổi cách xét nghiệm và truy vết F0 hiện nay để không gây suy kiệt cho lực lượng y tế. Phát huy truyền thống năng động sáng tạo, tạo bạo để mở cửa lại nền kinh tế.
Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta hiện nay cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn? Đây là vấn đề được Tổng hội Y học Việt Nam và các chuyên gia thảo luận tại cuộc họp sáng 15/9 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì về các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Chiều 09/09, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với các chuyên gia, nhà khoa học để bàn các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Hai vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm thảo luận là biện pháp giảm tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19 và áp dụng cách phòng chống dịch phù hợp với từng vùng, từng địa phương.
“Kinh nghiệm từ Anh, châu Âu và Mỹ cùng nhiều nước khác là triển khai chiến lược vaccine hợp lý để phát huy hiệu quả tốt nhất và tôi tin Việt Nam sẽ làm tốt.” Đó là khẳng định của ông Jeremy Farrar, thành viên Hội đồng tư vấn Thủ tướng Anh về Covid (SAGE), Giám đốc Quỹ nghiên cứu y tế lớn thứ hai thế giới Wellcome Trust trong cuộc trò chuyện cuối tuần qua do Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu tổ chức. Từng có thời gian gắn bó công tác tại Việt Nam khi dịch SARS bùng phát năm 2003 và từng được nhận Huân chương Hồ Chí Minh vì có nhiều đóng góp phát triển y tế tại Việt Nam, ông Farrar chia sẻ thiết thực về vấn đề triển khai chiến lược vaccine tại Việt Nam hiện nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, kết nối tới hơn 9.000 điểm cầu từ các xã, phường đến quận, huyện, tỉnh, thành phố trên toàn quốc.- Lấy quận 7 và huyện Củ Chi làm điểm, TPHCM chuẩn bị chuyển sang chiến lược sống trong điều kiện mới.- Một năm học mới bắt đầu với những lễ khai giảng đặc biệt có khoảng cách nhưng không xa cách”, “ dừng đến trường , nhưng không dừng học”… diễn ra trong bối cảnh cả nước dồn mọi nguồn lực để chống dịch bệnh.- Cán bộ, phóng viên Đài TNVN với tâm thế “dấn thân”, đồng hành cùng tuyến đầu chống dịch Covid-19.- Sau 3 tuần nắm chính quyền Afghanistan, lực lượng Taliban không thể công bố được thành phần chính phủ mới theo kế hoạch.- Hôm nay, người dân Australia chào đón “Ngày của Cha” trong không gian đặc biệt ngay trên đường biên giới hay bên hàng rào ngăn cách.
Phát huy những điểm sáng kinh tế 8 tháng năm 2021.- Chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thời Covid-19.- Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore để cùng vào thị trường Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh.
- Nỗ lực duy trì sản xuất, giữ vững “vùng xanh”.- Nhiều giải pháp trong điều hành và phát triển sản xuất công nghiệp thực tế tại Quảng Ninh. - Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng chiến lược, đảm bảo tuân thủ cam kết các Hiệp định Thương mại từ do (FTA) đã ký kết.
Trong Tháng 8 này, thế giới chứng kiến nhiều cuộc tập trận tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với sự tham gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Australia, Nhật Bản… Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy các nước lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn tới việc thể hiện sức mạnh và giành ảnh hưởng tại khu vực mang tính chiến lược này.- Vậy chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương của các nước lớn sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực này đang trở thành tâm điểm của chiến lược cạnh tranh giữa các nước lớn? Chuyên gia phân tích quốc tế Đỗ Sơn Hải, thuộc Học viện Ngoại giao và các phóng viên Thường trú Đài TNVN tại Australia, Indonesia, Mỹ và Ấn Độ để cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sự xuất hiện của phái đoàn Taliban tại Trung Quốc làm dấy lên đồn đoán về những tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Afganistan nhằm “lấp khoảng trống” tại quốc gia Nam Á này, sau khi Mỹ rút quân. Những gì diễn ra trên thực tế ở thời điểm này cho thấy một khoảng trống quyền lực rất lớn ở Afghanístan. Và không chỉ có Trung Quốc, mà còn có rất nhiều nước khác đang muốn thay thế Mỹ để hiện diện ở quốc gia Nam Á này. Đó là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và sự xuất hiện chính thức của Trung Quốc khiến cho miếng bánh Afghanistan trở nên hấp dẫn hơn và cũng vì thế mà cuộc cạnh tranh địa chính trị ở Afghanistan vì thế càng trở nên nóng bỏng hơn.
Dễ lây lan như thủy đậu, có thời gian lây truyền dài hơn so với chủng ban đầu và có thể khiến người già ốm nặng hơn, ngay cả khi đã được tiêm phòng đầy đủ, biến thể Delta đang khiến nhiều nước phải thay đổi chiến lược tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Theo thống kê mới nhất của chuyên trang Our World in Data, dù tốc độ tiêm chủng đã tăng trong những tuần gần đây, song tới nay mới chỉ có 28,2% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19. Việc thuyết phục những người còn do dự tiêm vắc-xin đang trở thành ưu tiên cấp bách hàng đầu của nhiều quốc gia.
Đang phát
Live