Bài 3 loạt bài “Thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030”: Cải cách Tài chính quốc gia - Đường dài cần sự chung sức đồng lòng.- Hiện đại hóa, nâng chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe.
Bài 2 Loạt bài “Thực hiện Chiến lược tài chính Việt Nam 2030, với nhan đề: Thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030: Khó khăn và thách thức trong tiến trình cải cách tài chính- Thông tin kinh tế Việt Nam nhìn từ Báo cáo Thống kê quý I/2023
- Bài 2 Loạt bài “Thực hiện Chiến lược tài chính Việt Nam 2030, với nhan đề: Thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2030: Khó khăn và thách thức trong tiến trình cải cách tài chính- Thông tin kinh tế Việt Nam nhìn từ Báo cáo Thống kê quý I/2023.
- Bài 1 - Loạt bài “Thực hiện chiến lược Tài chính đến năm 2030” với nhan đề:“Một năm triển khai Chiến lược với những kết quả tích cực” - Phỏng vấn chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình về Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở xã hội - Yên Bái phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Với lĩnh vực quản lý rộng, có lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhưng những tham mưu, đề xuất của Bộ Nội vụ đã góp phần quan trọng vào xây dựng nền hành chính Nhà nước hiện đại, thông suốt, hiệu quả; xây dựng đội ngũ công chức viên chức Nhà nước đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa 11 về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của TP Hồ Chí Minh.- Chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của đất nước.- Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép chưa xử phạt phương tiện quá hạn đăng kiểm, để người dân tiếp tục đi kiểm định trong 15 ngày.- Tại hội nghị hướng dẫn triển khai Nghị quyết 30 và Nghị định 07 của Chính phủ, nhiều bệnh viện băn khoăn về một số hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế có thể bị kết luận thổi giá.- Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (chương trình EPS) đợt 1 tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc đối với 8 thành phố, thị xã và huyện ở 4 tỉnh.- Ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân sự Trung ương Trung Quốc.- Đã có thông tin đầu tiên về nghi phạm vụ xả súng ở Đức đêm qua làm 7 người thiệt mạng.
Thủ tướng Ôxtrâylia Anthony Albanese sẽ có chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ trong tuần này. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng 2 nước sẽ cùng tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên Ấn Độ - Ôxtrâylia, diễn ra tại thủ đô Niu Đê-li. Chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chiến lược, kinh tế và giao lưu nhân dân giữa hai nước. Phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Ôxtrâylia và phóng viên Dũng Hoàng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.
“Tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên việc tăng cường liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức; Xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng thực sự là công bộc của nhân dân, biết lo trước cái lo của dân để làm sao Đảng ở xa tốt, Đảng ở gần thông qua cán bộ đảng viên phải thật tốt”. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại Hội thảo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa 9) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Cùng dự có các Bí thư Trung ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo một số tỉnh thành, tổ chức chính trị xã hội.
Sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp nguyên Thủ tướng Pháp, Thị trưởng thành phố Le Harve Edouad Phillippe. Chuyến thăm lần này của ngài Edouad Phillippe đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Mỹ cụ thể hóa sự hiện diện tại Thái Bình Dương bằng việc ký Biên bản ghi nhớ với một loạt quốc đảo ở khu vực này. Đây là bước đi tiếp theo sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược quốc gia đầu tiên dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương hồi tháng 9 năm ngoái. Những động thái này của Mỹ có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hợp tác của Washington với các quốc đảo Thái Bình Dương? Sự hiện diện của Mỹ tác động ra sao đến bối cảnh hợp tác quốc tế ở khu vực này?
Đang phát
Live