Lễ trao giải các Giải thưởng quốc gia về tiết kiệm năng lượng, bao gồm: Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2021; Giải thưởng Hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2021 vừa được Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức sáng nay (15/12/2021) theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. PV Nguyên Long thông tin:
Theo kết quả đánh giá sơ bộ của 17 tỉnh/thành phố, tổng năng lượng tiết kiệm được năm 2021 là 284,1 kTOE (Kilotonne - tương đương với dầu). Trong đó, TP Hà Nội là địa phương có mức tiết kiệm năng lượng cao nhất với 122,4 kTOE. Tiếp sau là Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Gia Lai, Long An, Bạc Liêu, Bến Tre... Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về tiết kiệm năng lượng năm 2021 tổ chức hôm nay (10/12/2021).
Sáng nay (15/11), Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh khai mạc chương trình khuyến mại tập trung Shopping Season 2021 với chủ đề “Thỏa sức mua, đua sức sắm” nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, kết nối cung cầu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn “bình thường mới”.
-Làm thế nào bảo vệ an toàn cho trẻ trên môi trường trực tuyến? -Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” chắp cánh ước mơ cho học trò nghèo.
Đồng hành cùng các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi ủng hộ, tài trợ người dân khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, chiều nay (17/9), tại Hà Nội, chương trình “Thương nhau mùa dịch” hệ thống Nội dung số VOV Live của Đài Tiếng nói Việt Nam đã trao tặng phần quà trị giá hơn 8 tỷ đồng đóng góp vào chương trình vận động “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng chống dịch Covid-19” của Ủy Ban Trung Ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Tới dự có Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN Trần Minh Hùng và ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch- Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Dịch Covid 19 khiến cho hơn 7 triệu học sinh các cấp đang phải học trực tuyến. Trong số này, khoảng 1 triệu rưỡi học sinh thiếu thiết bị máy tính, thiết bị thông minh phục vụ việc học tập. Cùng với đó, việc thiếu nền tảng dạy học trực tuyến cũng gây không ít khó khăn trong công tác giảng dạy. Trước thực tế này, tối 12/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là một chương trình rất lớn, liên quan đến hàng chục triệu học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 trên cả nước giúp các em học tập có hiệu quả. “Sóng và máy tính cho em” cũng nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới. Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã hưởng ứng rất tích cực chương trình này. Đây cũng là nội dung chương trình 10 phút Sự kiện – luận bàn hôm nay.
Trong động thái nhằm chấn chỉnh ngành giải trí, Cục Phát thanh Truyền hình Quốc gia Trung Quốc, ngày 2/9, ra thông báo về việc cấm phát sóng các chương trình đào tạo thần tượng và có sự tham gia của con cái người nổi tiếng.
Năm học mới 2021-2022 đang đến rất gần với nhiều khó khăn, thách thức mà ngành giáo dục phải đối mặt. Những khó khăn của năm học vừa qua do dịch COVID-19 gây ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năm học 2021-2022. Đặc biệt, năm học này, khối lớp 2 và lớp 6 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội. Đáng chú ý, ở bậc THCS sẽ xuất hiện một số môn học tích hợp, hoạt động trải nghiệm. Khó khăn, thách thức đặt lên vai ngành giáo dục nói chung, thầy và trò ở bậc học lớp 2 và lớp 6 nói riêng. Đặc biệt với học sinh lớp 6 vốn dĩ khi chuyển cấp từ lớp 5 lên thường bị sốc do chương trình thay đổi, cách thức dạy học, kiểm tra đánh giá thay đổi. Giờ đây lại phải học chương trình mới, cùng với đó là việc triển khai bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 6 hoàn toàn mới mẻ. Khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) bàn luận cụ thể hơn về nội dung này.
Sáng nay (20/08), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết một năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với các địa phương và đơn vị liên quan.
Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid 19. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra tuần qua, Chính phủ đã bàn những nội dung hết sức quan trọng, thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thảo luận Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; tình hình và các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại năm 2021. Đây là những điều xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong nhiệm kỳ này. Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)