Trận mưa đá với mật độ dày đặc, thời gian kéo dài đã gây thiệt hại cho hơn 150 héc ta mận, xoài chuẩn bị được thu hoạch; 26 ngôi nhà bị tốc mái. Ngay sáng sớm hôm nay 18/4, các địa phương huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã cùng với bà con, khẩn trương khắc phục hậu quả do trận mưa đá gây ra. Tin của phóng viên Trấn Long, CQTT Tây Bắc.
Sau hơn 1 tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đến nay, một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa, nhằm giảm sức ép lên nền kinh tế. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa công bố các chỉ dẫn mở cửa nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp nới lỏng được thực hiện một cách thận trọng, song nhìn vào bản đồ dịch Covid-19 đang lây lan trên khắp thế giới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, chẳng hạn như những bước đi như vậy có rủi ro như thế nào và những quyết định nới lỏng được tính toán dựa trên cơ sở? Cùng bàn về chủ đề này, biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp.
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11/04 phát đi cảnh báo các nước có thể đối mặt với các đợt bùng phát nguy hiểm trở lại, nếu sớm gỡ bỏ các biện pháp phong toả hoặc giãn cách xã hội đang được áp dụng để đối phó với đại dịch Covid-19. Quang Dũng, PV Đài TNVN thường trú tại Pháp phụ trách khu vực Tây Âu đưa tin.
Tiếp tục câu chuyện về những nghĩa cử ấm tình người trong đại dịch COVID 19, khi thấy bệnh nhân và người nhà đi chăm sóc bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu không có cơm ăn vì nhà ở bản xa, trong khi các hàng quán cơm đóng cửa để phòng dịch, một đôi vợ chồng dân tộc Mông ở thành phố Lai Châu đã hỗ trợ hàng trăm suất ăn miễn phí. Phản ánh của PV Thanh Thủy về việc làm đầy nghĩa tình này.
Những nguy cơ và hố sâu chia rẽ trong lòng Liên minh châu Âu (EU) đang hiện hữu khi đứng trước thách thức phải xử lý, ứng phó với đại dịch Covid-19. Nguyên nhân chủ yếu là do những khác biệt về quan điểm trong xử lý khủng hoảng hay tương trợ lẫn nhau của các nước châu Âu - mà “càng lúc khó lại càng bộc lộ rõ nét”! Liệu giới chức châu Âu cũng như các nước đầu tàu châu Âu có thể làm gì và cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay? Đâu mới thực sự là kế hoạch Marshall của châu Âu? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu thông tin chi tiết.
- Giải pháp ứng phó với hạn mặn kỷ lục ở ĐBSCL.- Đâu là kế hoạch Marshall thực sự cho châu Âu?- Ngư dân vững tin vươn khơi bám biển.- Cách li triệt để - “lá chắn” hiệu quả trong chống dịch COVID-19.
Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 5 tháng 4 cả nước đã có 99% số xã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn Châu Phi, đủ điều kiện công bố hết dịch. Trong số 19 tỉnh còn lại, hơn 95% số xã dịch đã qua 30 ngày. Như vậy, đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định về cơ bản đã kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi trên phạm vi toàn quốc. Phóng viên Minh Long thông tin.
Tính đến 5/4, số trường hợp nhiễm virus SARS CoV-2 tại Châu Phi đã vượt quá 8 nghìn 500 người. Một số chuyên gia cho rằng, đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, với cảnh báo tình hình sẽ nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát tại nhiều quốc gia châu lục đang chìm trong xung đột và hệ thống y tế yếu kém. Trước nguy cơ quả bom Covid-19 châu Phi bùng phát, Liên minh châu Âu buộc phải vào cuộc vì cho rằng, giúp châu Phi cũng là giúp chính mình. BTV Phạm Hà tổng hợp thông tin:
Tính đến hôm nay, tâm dịch ở nhiều nước EU đã bước sang tuần thứ 3. Nếu như cách đây 2 tháng, có lẽ ít ai hình dung được kịch bản này ở một châu lục lớn mạnh và toàn cường quốc như EU. Nhưng cùng với sức tàn phá của dịch bệnh đối với EU, điều tôi muốn trình bày với quý vị và các bạn hôm nay đó là những nguy cơ có thực về hố sâu phân rẽ đang nới rộng trong lòng Liên minh châu Âu bởi cách thức ứng phó với dịch COVID-19, thậm chí có thể đe doạ sự tồn vong của "Dự án châu Âu". Mặc dù EU đã kịp thời thông qua một gói cứu trợ khổng lồ “Kế hoạch Marshall” với hơn 2.770 tỷ euro cho các thành viên, nhưng nói gì thì nói dịch bệnh COVID-19 lần này đã và đang cho thấy những lỗ hổng về lòng tin mới đang xuất hiện chia rẽ các nước châu Âu.
- Thực hiện quyết liệt Chỉ thị 11 của Chính phủ, biến nguy thành cơ.- COVID-19 và nguy cơ chia rẽ Liên minh Châu Âu.- Covid 19 – thế giới cùng hành động.- Doanh nghiệp hạ giá, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn giá cao.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)