Kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương có thể bị tổn thất tới 2.500 tỷ đôla, chiếm khoảng 30% tổng mức sụt giảm toàn cầu. Đây là nhận định trong một báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố.
- Xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối năm - Biến “nguy” thành “cơ”.- Vùng xoài Yên Châu, Sơn La xuất khẩu 30 tấn đầu tiên sang Trung Quốc.- Không chủ quan với sâu bệnh cuối vụ lúa Đông Xuân ở miền Bắc.- Đến với vùng đất Tiền Giang, nơi những người nông dân phát triển nông nghiệp trên cánh đồng lớn.
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
- Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch.- Nước Anh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh hơn.- Nhóm thanh niên Pháp học cách may khẩu trang để phân phát miễn phí cho người dân địa phương.- Giới thiệu cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor Frankl.- Người dân tộc Châu Mạ với tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống.
Dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 70 của Liên minh châu Âu năm nay diễn ra trong lặng lẽ và nhiều sự nuối tiếc, khi các biên giới phải đóng cửa, kinh tế đối mặt nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và đặc biệt đã không còn thành viên quan trọng – vương quốc Anh. Đây cũng là dịp các nước châu Âu nhìn lại sự tồn tại của 7 thập niên qua, với những thành công và cả những thách thức đang đặt ra cho chặng đường sắp tới. Điều đáng chú ý là sự hợp nhất châu Âu đang đứng trước thử thách nghiệt ngã nhất mà các nhà lãnh đạo của châu lục này phải gấp rút đối phó nếu không muốn EU trở thành một ngôi nhà rệu rã.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Luật Cư trú, một trong những chính sách lớn của dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú, bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến khác nhau.- Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN, nhằm thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN và chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN diễn ra ngày 15/5 này.- Đợt giảm giá điện đầu tiên được thực hiện trên toàn quốc với hơn 28 triệu khách hàng, tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm giá điện ước tính gần 11.000 tỷ đồng.- Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi các nước sẵn sàng cho tình huống một làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại khu vực này.- Nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc - Các quốc gia khu vực trải thảm đón các nhà đầu tư.
Hôm nay (11/5) huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đã xuất khẩu 30 tấn xoài đầu tiên trong năm nay sang Trung Quốc theo đường chính ngạch. Phản ánh của Trấn Long, CQTT Tây Bắc.
- Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện lại ở một số địa phương và giải pháp thúc đẩy tái đàn lợn.- Ngành khai thác chế biến hải sản và ảnh hưởng của dịch covid-19.- Phát triển lâm nghiệp bền vững ở Bắc Giang.
Người Việt Nam có quan niệm về trách nhiệm của cha mẹ với con cái như "mưa trên trời mưa xuống": hết lo cho con rồi lo cho cháu, lúc tuổi trẻ thì làm "trâu" cày để lo cho con nên người. Khi về già thì giữ nhà, trông cháu vì con bận đi làm suốt ngày. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ chỉ luẩn quẩn ở nhà, không được nghỉ ngơi, hưởng thụ tuổi già. Quan điểm của quý vị thính giả như thế nào? Về già, chúng ta có trông cháu cho con cái hay không?
- Năm 2020 dự báo nắng nóng đạt kỷ lục trong hơn 100 năm qua.- Ông bà có nên trông cháu cho con cái khi về già.- Hồi ức của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam về chiến thắng Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 66 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05.- Ngành công nghệ Thụy Điển ra mắt sản phẩm cánh tay giả được điều khiển bằng trí não giúp người khuyết tật hòa nhập cuộc sống dễ dàng hơn.- Giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer 2020 trao cho các tác phẩm xuất sắc về phân biệt chủng tộc tại Mỹ và nạn tấn công tình dục.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)