Hưởng ứng “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”, tỉnh Đắk Lắk đang triển khai nhiều hoạt động chăm lo, trợ giúp người cao tuổi, hướng đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh.
Nhân kỷ niệm “Ngày kính lão” Nhật Bản 16/9, Các bộ ngành, cơ quan của nước này công bố nhiều số liệu thống kê liên quan đến người trên 65 tuổi. Các số liệu này cho thấy người cao tuổi Nhật Bản đang lập hàng loạt kỷ lục mới, trong đó có những kỷ lục đáng khâm phục nhưng cũng có nhiều kỷ lục đáng lo ngại.
Theo số liệu thống kê do Bộ Tổng vụ Nhật Bản vừa công bố chiều 15/9 nhân kỷ niệm “Ngày kính lão” (16/9), số lượng người cao tuổi và số lượng người cao tuổi phải làm việc của nước này tăng cao kỷ lục.
Cả nước hiện có khoảng trên 16 triệu người cao tuổi, trong đó có khoảng 7 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất. Thực tế cho thấy, kỹ năng, kinh nghiệm của lao động cao tuổi rất quý, vì vậy, nhu cầu chuyển đổi sinh kế, khởi nghiệp cho người cao tuổi, là nhiệm vụ tất yếu, cấp bách. Đây là nội dung được thảo luận, cho ý kiến tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo đề án “Người cao tuổi tham gia khởi nghiệp, việc làm, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức sáng 17/7, tại Hà Nội.
Chat với ca sỹ Giang Hồng Ngọc về MV mới “Em giấu” và những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp.- Nhóm nhảy breakdance của người cao tuổi Nhật Bản.
Kỷ niệm 83 năm Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941-06/6//2024), sáng nay, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt chúc mừng đoàn đại biểu cán bộ chủ chốt, đại biểu người cao tuổi tiêu biểu Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Nếu được lựa chọn, ai cũng sẽ chọn được sinh ra trong gia đình giàu có, ấm êm, chọn được ăn đời ở kiếp với chồng/vợ, không ai chọn nghèo khổ, khó khăn, lại càng không ai chọn lẻ bóng 1 mình. Nhưng số phận mỗi người mỗi khác, dù làm lụng khổ sở suốt từ khi con gái cho đến khi các con học hành xong xuôi, có công ăn việc làm ổn định, dù một mình gồng gánh nuôi các con nhưng mẹ chưa bao giờ hối hận vì lựa chọn “ở vậy nuôi con”của mình. Đối với mẹ, đấy không phải là hy sinh mà là hạnh phúc. Đó là những dòng đầu tiên của cuốn hồi ký mà người mẹ năm nay đã 86 tuổi muốn gửi đến các con, các cháu của bà. Niềm hạnh phúc theo những tiếng cười được bật lên từ những giọt nước mắt cơ cực, tủi hờn khi bà nhớ lại câu chuyện của cuộc đời mình…đã theo cảm xúc của nhóm Viethoiky.com thành những dòng hồi ký.
Hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, trong đó 5,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy vậy, vẫn còn không ít người ở độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi rơi vào cảnh hai không: không lương hưu, không trợ cấp bảo hiểm xã hội. Để giúp người cao tuổi có điểm tựa an sinh vững chắc hơn, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến vấn đề hưu trí và trợ cấp hưu trí xã hội, nhằm phù hợp với thực tiễn tốc độ già hóa dân số tăng nhanh; cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm “không bỏ ai lại phía sau”.
Phải làm gì để các “địa chỉ đỏ” ngày càng hấp dẫn, thu hút thêm nhiều khách tham quan?- Người cao tuổi ở Hàn Quốc tỏa sáng trên những sàn diễn thời trang.- Nhà báo Trần Mai Hưởng- người chiến sỹ cầm bút trên mặt trận năm xưa với những kỷ niệm của thời hoa lửa vẫn không thể nào phai.
Sáng 10/4, tại Ninh Bình diễn ra hội thảo khoa học “Già hóa dân số Việt Nam - Thực trạng và xu hướng và khuyến nghị chính sách”, do Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức và tỉnh Ninh Bình tổ chức. Tham dự Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh "Đảm bảo người cao tuổi là trung tâm quy tụ gắn kết các thế hệ trong gia đình cộng đồng"
Đang phát
Live