Phát biểu trước Nghị viện châu Âu tại Strasbourg trong ngày 09/05, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thúc giục châu Âu gấp rút cải cách thể chế với cơ chế bỏ phiếu theo đa số, mở rộng thành viên và nâng cao vai trò địa chính trị của khối để đủ khả năng đối mặt với các thách thức toàn cầu trong tương lai.
Cho ý kiến vào báo cáo về phát triển kinh tế- xã hội và tài chính ngân sách những tháng đầu năm nay, trong phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra những thách thức rất lớn đối với Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% cho cả năm nay- Bộ Nội vụ đề xuất phương án điều chỉnh lộ trình cải cách tiền lương sau năm 2023- Trước nguy cơ thiếu hụt điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị Bộ Công Thương sớm có ý kiến đối với các dự án năng lượng chuyển tiếp để bổ sung nguồn cung- Nước Nga long trọng kỷ niệm 78 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc chiến tranh Vệ quốc- Quan hệ Trung Quốc-Liên minh châu Âu căng thẳng trước thềm chuyến thăm châu Âu của Ngoại trưởng Tần Cương- Chương trình có phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN về những đóng góp của đoàn Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 42 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 11/5 này tại La-bu-an Ba-giô của Indonesia
Trước nhiều khó khăn đang hiện hữu đối với nhiều doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thúc đẩy cải cách trong môi trường kinh doanh sẽ là động lực để khơi thông điểm nghẽn của doanh nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng sợ trách nhiệm, không dám làm của một bộ phận cán bộ, công chức và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan- Quảng Ninh lần thứ 5 đứng đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính và sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan nhà nước- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến La Habana, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cuba kéo dài đến ngày 23/4- Trước số ca mắc COVID 19 tăng nhanh gần đây, nhiều địa phương ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi đông người, đặc biệt tại các trường học- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hơn. Châu Á đang là khu vực có số ca mắc cao đột biến- Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ucraina tiến hành hàng loạt các hoạt động ngoại giao nhằm tìm giải pháp gia hạn Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển đen có khả năng phải tạm dừng sau ngày 18/5 tới
Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với chuyển đổi số là chủ trương đã và đang được Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện và đến nay đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong dự án hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ Chính phủ và các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số.
Sáng nay 19/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban chỉ đạo Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số và công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2022, chỉ số hài lòng về cải cách hành chính năm 2022 của Chính phủ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.- Các chuyên gia y tế khẳng định, số ca mắc Covid-19 tăng trong những ngày qua không phải là điều bất thường.- Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chính thức ký ban hành Luật cải cách hưu trí bất chấp sự phản đối từ phía lực lượng đối lập và các nghiệp đoàn lao động Pháp.- Đức xem xét cấm linh kiện của Huawei và ZTE trong mạng 5G quốc gia.- Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới với dân số gần 1 tỷ 426 triệu người.
"Trong xây dựng quy chế làm việc của Chính phủ, Bộ Nội vụ tập trung cải cách thủ tục hành chính, đồng thời kiện toàn thủ tục để đảm bảo thông suốt từ Trung ương đến địa phương." Đây là thông tin nhấn mạnh được lãnh đạo Bộ Nội vụ thông tin tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Đang phát
Live