Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này thì xây dựng vị trí việc làm được coi là vấn đề mấu chốt. Tuy nhiên đây là công việc rất phức tạp, khiến nhiều cơ quan, đơn vị lúng túng khi triển khai thực hiện.- Nhiều chương trình ưu đãi được các ngân hàng thương mại đưa ra để đón xuân mới 2024.- “Cao Bằng: Lúng túng trong giải ngân vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia”.- Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, bảo đảm an toàn nguồn cung thực phẩm.- Thiếu lao động do xung đột, Israel phát động phong trào tình nguyện “giải cứu” ngành nông nghiệp.
Nhìn lại tình hình thực hiện cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới. Khách mời: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghị quyết 98 thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Nghị quyết đã trao cho TP.HCM những cơ chế vượt trội trong sắp xếp lại bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tiễn, huy động nguồn lực và phát huy truyền thống sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân, doanh nghiệp. Từ đó tạo không gian phát triển mới cho thành phố.
Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị về "xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành", mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương riêng, cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn tình trạng "cào bằng" giữa các ngành như hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này thì xây dựng vị trí việc làm được coi là tiền đề cho cải cách tiền lương. Đây là giải pháp được nhận diện từ lâu, có hành trình dài đi từ Nghị quyết đến thực tiễn. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp đang là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Cần xây dựng vị trí việc làm như thế nào để tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại?
Quốc hội thông qua Nghị quyết thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết số 27 của BCH Trung ương Đảng khóa 12.- Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần sắp xếp hợp lý để thực hiện chính sách tiền lương hài hòa với nguồn lực Nhà nước.- Việt Nam chủ động thích ứng với quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU) về chống phá rừng và suy thoái rừng.- Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung lần thứ 23 khai mạc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.- Nghị viện châu Âu và các nước thành viên đạt được thoả thuận bước ngoặt về Luật Phục hồi thiên nhiên nhằm giảm khí thải nông nghiệp và thúc đẩy đa dạng sinh học, sử dụng đất bền vững.- Thu nhập của người dân Australia giảm mạnh nhất trong nhóm các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Tiếp tục Chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, hôm nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục chất vấn đối với lĩnh vực kinh tế ngành, lĩnh vực Nội chính và Tư pháp. Tại phiên chất vấn, nghị trường Quốc hội “nóng” bởi các câu hỏi chất vấn của đại biểu với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về xây dựng vị trí việc làm, chính sách cải cách tiền lương. Bộ Trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh: Bộ Nội vụ đang tham mưu cho Chính phủ, Ban chỉ đạo về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước, để các địa phương, các bộ, ngành hoàn tất vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất, để thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong kỳ họp này. Cũng trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã làm rõ những vấn đề về an ninh trật tự và giải pháp phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.
Sáng nay ( 7/11), UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Đắk Lắk năm 2023.
Với mục tiêu “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều mô hình, cách làm hay được áp dụng để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Điều này không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí trong thực hiện thủ tục mà còn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu nhấn mạnh: Từ vụ cháy chung cư thời gian qua, cần "bịt kẽ hở", xử lý nghiêm minh những sai phạm và có giải pháp căn cơ cho vấn đề này. Các đại biểu cũng chỉ rõ hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện; đề nghị đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Đang phát
Live