Cải cách để hiện đại hóa nền kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển đất nước quan trọng của chính phủ Cuba. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là tâm điểm của quá trình cải cách này. Hoạt động tư nhân - đã được cho phép ở Cuba từ năm 2010, nhưng vẫn chỉ được giới hạn trong một danh sách các ngành do nhà nước quy định với khoảng hơn 600.000 đăng ký hợp pháp, bao gồm cả những hình thái doanh nghiệp hoạt động với mô hình tương đối sơ khai. Mới đây, chính phủ Cuba đã quyết định mở cửa phần lớn cho nền kinh tế tư nhân – động thái bước ngoặt trong cải cách kinh tế ở quốc gia vùng Caribe này. Quyết định mới này kéo theo sự thay đổi, vận động ra sao với nền kinh tế Cuba?
Kiểm tra công tác phòng chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dồn lực chăm lo cho nhân dân, tận dụng thời gian vàng để đẩy lùi dịch bệnh nhanh nhất- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo xây dựng các chuyên đề được phân công thuộc đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến mă 2030, định hướng đến năm 2045”- Trong cuộc họp báo chiều nay, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định, Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt với Mỹ- Tân Thủ tướng Israel thăm Mỹ cài đặt lại quan hệ, thu hẹp bất đồng với đồng minh lớn nhất- Afghanistan cảnh báo đỏ về nguy cơ tấn công khủng bố, trong khi nhiều nước bắt đầu dừng chiến dịch sơ tán
Cải thiện môi trường kinh doanh – không thể chững lại vì dịch bệnh.- Quảng Ninh giữ ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.- Đi chợ “thời giãn cách xã hội” – các mô hình chợ kiểu mới đảm bảo cung ứng hàng hóa trong mùa dịch.
Trước thực tế, hàng loạt doanh nghiệp vận tải phải loay hoay chờ đợi đăng ký để được cấp “luồng xanh” vào các địa phương, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện đăng ký "luồng xanh", đồng thời điều chỉnh, bổ sung một số nội dung liên quan đến đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QR. Đây có thể coi là một trong những giải pháp góp phần cải cách mạnh mẽ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chính phủ và các bộ, ngành địa phương trong bối cảnh dịch Covid19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Một trong những vấn đề quan trọng của Nhà nước pháp quyền trong tình hình mới hiện nay chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp tạo ra nền tảng cơ bản để mọi người dân, cơ quan, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật…Chuơng trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này.
Thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cơ quan tư pháp đã đấu tranh hiệu quả hơn với tội phạm và vi phạm pháp luật. Tuy vậy, so với chỉ tiêu Quốc hội giao và yêu cầu cải cách tư pháp thì vẫn còn tình trạng khởi tố, truy tố, xét xử chưa chuẩn xác như: công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự vẫn còn để xảy ra các trường hợp bị oan trong giai đoạn khởi tố; vẫn còn những bản án phải hủy, sửa án do nguyên nhân chủ quan; một số vụ án hành chính thời gian giải quyết còn dài. Vì vậy, tăng cường kiểm soát, giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp, nhằm đảm bảo nền tư pháp liêm chính, nghiêm minh cũng là trọng trách đặt ra đối với Quốc hội và đại biểu Quốc hội khóa 15
Năm 2020 là năm đầu tiên tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu trên cả 4 bảng xếp hạng các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI. Mặc dù đang giữ vững "ngôi vương" về năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính, nhưng đích đến của Quảng Ninh vẫn là "vượt lên chính mình", tận dụng dư địa, hướng đến nền hành chính phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới.- Ngân hàng Nhà nước VN và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số cải cách hành chính năm 2020.- Vải thiều nước ta lần đầu xuất sang Liên minh châu Âu theo hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới.- Dịch COVID-19 xuất hiện ở Phú Yên và Tây Ninh. Các địa phương đang khẩn trương truy vết, dập dịch.- Nguyên thủ các nước Liên minh châu Âu nhóm họp Thượng đỉnh tại Brúc-xen, Bỉ. Một trong các chủ đề được chờ đợi nhất là việc công bố chiến lược mới trong quan hệ với Nga.- “Hãy tiêm vaccine và đừng chờ đợi”- thông điệp được giới chức y tế nhiều nước và các chuyên gia đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 toàn cầu đã vượt 180 triệu người.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020, cả nước đã tinh giản biên chế được gần 24.000 người. Tính cả giai đoạn 2016-2020, trong tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan, đơn vị đã giảm hơn 27.000 biên chế công chức, gần 243.000 biên chế viên chức. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc tinh giản biên chế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn; vẫn còn tình trạng “siết chỗ nọ, phình chỗ kia”. Vậy giải pháp nào giải quyết những vướng mắc trong công tác tinh giản biên chế?
Đang phát
Live