
Trước tình hình mưa bão đang gia tăng, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) đang tăng cường kiểm tra các công trình điện, hệ thống lưới điện tại 21 tỉnh, thành phố trên địa bàn. Tin của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM.
- Hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu Trưng bày chuyên đề "Việt Nam - Độc lập, tự cường" được giới thiệu đến công chúng nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9.- ASEAN thống nhất định hướng ưu tiên cho việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác vào cuối năm nay.- Công trình cấp nước tiền tỷ ở xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái bị bỏ hoang gây lãng phí.- Trong Tiết mục hướng tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, PV Đài TNVN đề cập công tác nhân sự qua Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở.- Các cựu quan chức Philippines thúc giục chính phủ nước này đưa Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 về vấn đề Biển Đông lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hủy bỏ đạo luật tẩy chay Ixraen.
Trong những năm qua, việc huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đạt kết quả cao, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Từ đó nâng cao năng lực phục vụ sản xuất, phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn và phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Công trình Trung tâm Tổ chức sự kiện "Huế xưa-Huế nay" tại bãi bồi Đập Đá, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, xây dựng sai phép làm phá vỡ cảnh quan sông Hương. Mặc dù chính quyền và ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn yêu cầu khắc phục sai phạm xây dựng, nhưng chủ đầu tư công trình này vẫn chậm khắc phục. Phản ánh của phóng viên Lê Hiếu thường trú tại miền Trung.
“Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong tiến độ thực hiện và hiệu quả triển khai các dự án công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn TPHCM”- Thường trực HĐND TP đã thẳng thắn nhìn nhận trong báo cáo kết quả giám sát chuyên đề này tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP vào chiều nay (10/7). Phản ánh của phóng viên Ngọc Xuân, thường trú tại TPHCM:
- Nở rộ phong trào xây tượng đài, cổng chào và những hệ lụy.- Báo cáo Tự do tôn giáo của Mỹ phần về Việt Nam- vẫn thiếu khách quan và phiến diện.- Vì sao chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Mexico làm dậy sóng ở cả hai nước?- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành tài chính ủng hộ những mô hình kinh doanh mới, nhất là công nghệ số.- Mùa mưa bão 2020- Công trình thủy lợi còn nhiều nỗi lo.- Loạt phóng sự: “Du lịch miền Trung vượt qua đại dịch”. Bài 2: Du lịch miền Trung tìm lối thoát vượt qua đại dịch Covid 19.- Khẩu trang y tế là mối nguy lớn cho môi trường sau đại dịch.- 13 trường Đại học tại Anh đứng trước nguy cơ phá sản.
Các địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các dự án để bù đắp những ảnh hưởng do dịch bệnh Covid 19 gây ra. Thế nhưng tại Yên Bái, có một dự án cải tạo đường lại đang bị “ngáng” tiến độ bởi ... những cột điện. Đó là dự án cải tạo tuyến đường nối Quốc lộ 37 đi Cầu Rào, trên địa bàn huyện Trấn Yên. Người dân địa phương ngán ngẩm nhìn con đường đang bị đình trệ với một câu hỏi lơ lửng: "Lỗi tại ai?". Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc:
Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị - thuộc Bộ Xây dựng, là một trong số các trường đào tạo nghề của Việt Nam, từ nhiều năm nay trường đã hợp tác với nhiều nước trên thế giới về lĩnh vực đào tạo nghề như xây dựng, cơ điện tử, cấp thoát nước. Từ 2015 trường hợp tác về đào tạo nghề kép, kết nối cho học sinh, sinh viên sang học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức. Trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị là một trong số trường được chọn đào tạo chuyển giao 22 nghề trọng điểm quốc tế từ Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện tại Trường đang áp dụng Chương trình đào tạo nghề kép theo mô hình 1+3 và được khá nhiều học sinh theo học. Vậy người học sẽ được hưởng lợi gì từ mô hình đào tạo nghề mới này và học sinh có cơ hội học nghề tại Cộng hòa Liên bang Đức như thế nào? Cùng trao đổi với ông Trần Tuấn Long, Giám đốc Trung tâm đào tạo nghề Việt Đức, Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị - Thuộc Bộ Xây dựng về vấn đề này.
- Hàng loạt sự cố công trình thủy lợi xảy ra: Giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng?- Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang phát triển khoảng hơn 200 loại vaccine tiềm năng, cho thấy một triển vọng hết sức lạc quan về khả năng nhanh chóng tìm ra thuốc phòng tránh Covid-19 trong thời gian tới.- Nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác thải tại nguồn.- Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng để rửa đường. Liệu việc làm này có thực sự có hiệu quả?- Ngày hội âm nhạc tại Hà Nội: thưởng thức miễn phí và cơ hội thử sức với các chương trình biểu diễn âm nhạc.
Hiện trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trên 11 tỷ khối. Trong số hồ chứa có dung tích từ 1 triệu đến trên 10 triệu khối thì rất nhiều hồ đã bị hư hỏng nặng và đang tiếp tục xuống cấp theo năm tháng, đặc biệt, khi mưa lũ lớn kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Hàng năm việc sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi để đạt khả năng vận hành cao nhất vẫn được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, các hồ đập vẫn xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra với nhiều diễn biến xấu như lũ lụt gây thiệt hại lớn tới tính mạng, tài sản của người dân. Với dự báo nhiều bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, càng khiến người dân sống gần khu vực có hồ, đập hư hỏng, xuống cấp cảm thấy bất an. Vậy những hồ, đập hiện nay mức độ an toàn ra sao, giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp? là chủ đề chúng tôi bàn trong “Câu chuyện thời sự” với khách mời là ông Nguyễn Đăng Hà - Vụ trưởng Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi – Bộ NN &PTNT.
Đang phát
Live