Từ ngày 1/11, Nghị định số 105 của Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non sẽ chính thức thức có hiệu lực, trong đó có nhiều chính sách cho con em công nhân và các trường mầm non trong khu công nghiệp (KCN). Cụ thể, theo Nghị định, từ ngày 1/11, trẻ em đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động sẽ được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Ngoài ra, các trường, nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn có khu công nghiệp nếu có tối thiểu 30% trẻ là con công nhân, người lao động làm việc tại đó, cũng được hỗ trợ mức tối thiểu 20 triệu đồng để mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; cùng rất nhiều chính sách liên quan đến giáo dục mầm non khác. Những chính sách trong Nghị định 105 là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục mầm non trong các khu công nghiệp, hỗ trợ nhiều hơn cho công nhân, người lao động – những người đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để hiểu thêm về chính sách này cũng như thực trạng xây dựng phát triển các trường mầm non trong các khu công nghiệp hiện nay ra sao, vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho công nhân, con em công nhân về nhà ở, nhà trẻ như thế nào? Chúng tôi trao đổi trực tiếp với khách mời là bà: Trịnh Thanh Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thưa quý vị thính giả! Từ ngày 1 tháng 11 tới đây, trẻ em là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định, được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Các cơ sở mầm non dân lập, tư thục tại các khu công nghiệp có tối thiểu 30% trẻ là con em công nhân cũng được hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên để mua sắm đồ chơi, thiết bị dạy học cho trẻ. Điều đang được nhiều người quan tâm là cơ chế giám sát tại các địa phương thế nào để Nghị định đến đúng đối tượng, sớm đi vào cuộc sống. Chúng tôi bàn nội dung này trong Xã hội chuyển động ngày 22/10/2020.
Hòa trong không khí cả nước phấn đấu thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, ngày 28 tới đây, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động lần thứ 10. Đây là sự kiện chính trị, là ngày hội lớn của toàn thể đoàn viên, công nhân viên chức lao động cả nước - là nơi hội tụ, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, những nhân tố tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là những hạt nhân lan tỏa, khơi gợi tình yêu đam mê nghề nghiệp, hăng say lao động chung tay xây dựng tổ quốc tươi đẹp hơn. Cùng khách mời là Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Long Biên, Liên đoàn lao động TP Hà Nội sẽ trao đổi kỹ hơn về nội dung này với chủ để Công nhân viên chức lao động xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội.
- Giải ngân đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng giao thông: Tăng chất và lượng.- Chăm lo đời sống công nhân trong mùa dịch.
Tại thành phố Đà Nẵng, có 4 công nhân làm việc trong 4 doanh nghiệp ở các khu Công nghiệp đã mắc Covid-19. Hiện nay, gần 77.000 công nhân tiếp tục làm việc, khi dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Mặc dù các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh, giãn cách công nhân vào ca, nhưng người lao động vẫn cảm thấy lo lắng. PV Thành Long tại miền Trung phản ánh:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho công nhân.- Gặp gỡ “họa mi” của núi rừng Tây Bắc – Sèn Hoàng Mỹ Lam.- Ghé thăm “Ngôi nhà của Chóe trên Tây Nguyên”.- Văn hóa uống cà phê của người dân Pháp.- Những điều bí ẩn kỳ lạ nhất của tự nhiên về cuộc di cư của loài bướm Monarch ở Mexico.
Hiện nay, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp ở Bình Dương đang gia tăng do ảnh hưởng của môi trường làm việc. Thế nhưng, sự quan tâm của người sử dụng lao động đối với các trường hợp này vẫn còn hạn chế, thậm chí là trốn tránh trách nhiệm. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần có chế tài mạnh trong xử lý thì mới mong người lao động được sinh hoạt, làm việc ở nơi an toàn cho sức khoẻ. Phóng viên Thiên Lý, thường trú tại TPHCM có bài về vấn đề này.
Mặc dù Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch Covid-19, song đời sống nhiều người lao động đang bị tác động nặng nề, đặc biệt là công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường các nước có dịch. Việc kịp thời chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng người lao động của các ngành chức năng sẽ giúp người lao động vượt qua thời điểm đầy thử thách này. Kim Dung – Phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết “TPHCM– Để không có công nhân bị bỏ lại phía sau”.
Hơn 500 công nhân khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng được khám bệnh, phát quà miễn phí. Đây là chương trình do Ban Thường vụ Thành Đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng và Hội thầy thuốc trẻ thành phố tổ chức, nhằm thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cho thanh niên công nhân, người lao động. Tin của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.
- Tăng cường chất lượng những bữa ăn ca cho công nhân.- Bắc Hà, Lào Cai: giảm nghèo nhờ áp dụng kỹ thuật trong sản xuất.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)