
Hơn 2 nghìn tỷ đồng tiết kiệm cho ngân sách nhà nước là con số được thống kê sau khi thực hiện việc sắp xếp 1077 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2021. Sau sắp xếp, không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, mà hơn thế nữa, còn mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với quy mô lớn, nên trong quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, khi vẫn còn gần 1.500 cán bộ, công chức cấp huyện, xã dôi dư. Trong khi câu hỏi “Ai đi, Ai ở”, chất lượng cán bộ, công chức vẫn khiến các địa phương đau đầu thì ngày 12/7/2023, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 35 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030. Đây được ví như một cuộc đại sắp xếp mới, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng cán bộ, công chức dôi dư gấp nhiều lần so với giai đoạn trước. Vậy, các địa phương phải làm gì để giải bài toán dôi dư “lớp trước, chồng lớp sau”, để bộ máy sau khi sáp nhập thực sự tinh, gọn, hiệu quả? Nhóm phóng viên Lê Hằng, Lê Tuyết, Thu Thảo, Vân Hồng, Lại Hoa thực hiện loạt bài: TINH CÁN BỘ, GỌN BỘ MÁY. Bài 1 có nhan đề: AI ĐI, AI Ở: VẪN LÀ CHUYỆN ĐAU ĐẦU.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và dự Lễ khai giảng lớp cập nhật kiến thức cho cán bộ Quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa 14.- Chủ trì hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo qui định, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu EC.- Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm nay sẽ chạm mốc 6 tỷ đô la, mức cao nhất trong lịch sử.- Công an thành phố Hồ Chí Minh triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức, hoạt động tại các hội nhóm kín trên không gian mạng ở 32 tỉnh, thành phố.- Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donal Trump xác nhận sẽ tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Haris vào ngày 10/9 tới.- Israel mở chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Bờ Tây khiến nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn khu vực.
Công tác quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như đất san lấp, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn bất cập. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã thao túng thị trường, đẩy giá liên tục tăng. Công tác quản lý lỏng lẻo, thậm chí có tình trạng cán bộ “bảo kê”, “chống lưng” cho hoạt động khai thác khoáng sản, dẫn đến việc khai thác vượt trữ lượng được cấp phép, gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Sáng nay tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng chủ trì Phiên họp thứ 2, cho ý kiến đối với Dự thảo báo cáo tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; Dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; Dự thảo phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để trình xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi lấy ý kiến của cấp ủy, tổ chức, cơ quan theo quy định.
Trong những năm qua, huyện vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số có phẩm chất, năng lực và uy tín. Đây là một trong những đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, đóng góp tích cực vào kết quả xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương trong nhiệm kỳ này.
Tính đến nay, cả nước mới giải ngân khoản 30% vốn đầu tư công của năm 2024. Đó là một thách thức lớn, đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp bứt phá để có thể hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, chỉ trong hơn 4 tháng còn lại của năm nay. Một trong những giải pháp quan trọng được Chính phủ xác định, chính là nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ - công chức trong quá trình thực thi công vụ.
Các cấp công đoàn và giai cấp công nhân cả nước đang trong những ngày hoạt động sôi nổi thiết thực kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động, đóng góp xứng đáng cho mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bước vào giai đoạn mới, nhiệm vụ phát triển đất nước đặt ra yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam cũng như tổ chức Công đoàn cả về số lượng, chất lượng và tổ chức. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn đang là nhiệm vụ then chốt của tổ chức công đoàn. Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Sáng nay 30/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương đã trao quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Trần Duy Đông tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh ủy, giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
- Sáp nhập phường ở Cần Thơ: Tinh gọn bộ máy, tăng nguồn lực về đất đai. - Sắp xếp cán bộ dôi dư trong sáp nhập đơn vị hành chính: Cần chủ động, quyết liệt và khách quan.
Bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương là một chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm đổi mới công tác cán bộ của Đảng trong tình hình mới. Chủ trương này đã được đặt ra từ Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa 9, đó là: “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương, giữa các tỉnh, thành phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, huyện không phải là người ở địa phương”. Và từ sau Đại hội Đảng lần thứ 13, chủ trương bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành bố trí 100% cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương. Vậy, cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa chủ trương cán bộ chủ chốt không phải người địa phương?
Đang phát
Live