Bảo vệ và phát huy quyền trẻ em để trẻ phát triển toàn diện.- Triển vọng hâm nóng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương qua Hội nghị thượng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ.- Bài viết thứ 2 trong loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào” với nhan đề “Quân - dân trên tuyến biên giới cùng chống dịch”.- Nhật ký Euro 2020.
Những ngày này, các trường học ở Điện Biên đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa thực hiện các biện pháp ứng phó với dịch bệnh COVID-19.
Tại cuộc họp diễn ra sáng 12/6 ở Hà Nội, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai nêu rõ, ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, các địa phương cần chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn trên cả tuyến biển, đất liền và miền núi.
Chiều 10/6, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ tháng 6 dưới hình thức trực tuyến, thông báo những vấn đề đối ngoại đáng quan tâm, đặc biệt, vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo, cũng như các chính sách của Việt Nam để đối phó với tình trạng lây lan dịch bệnh hiện nay.
- Những lưu ý về bão và áp thấp nhiệt đới cho ngư dân đánh bắt xa bờ - Chung tay bảo vệ môi trường biển
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2020, cả nước đã tinh giản biên chế được gần 24.000 người. Tính cả giai đoạn 2016-2020, trong tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan, đơn vị đã giảm hơn 27.000 biên chế công chức, gần 243.000 biên chế viên chức. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc tinh giản biên chế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn; vẫn còn tình trạng “siết chỗ nọ, phình chỗ kia”. Vậy giải pháp nào giải quyết những vướng mắc trong công tác tinh giản biên chế?
Thời gian gần đây, những chuyến biển đánh bắt trong ngày của ngư dân thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên gặp nhiều thuận lợi. Sau mỗi chuyến ra biển ngư dân thu về vài tấn cá thu, cá nục, cá ồ… thu nhập hàng chục triệu đồng một ngày.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình để phát triển đất nước…”. Đó là ý chí, quyết tâm sắt đá của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình mới trên Biển Đông, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng, vững chí, huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng “thế trận lòng dân”, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo; đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đây cũng là nội dung của phần cuối loạt bài: “Tự cường để giữ biển” của nhóm PV Thu Lan, Hà Phương và Hương Lan với nhan đề: “Tự cường để giữ biển”.
Quan điểm, đường lối chỉ đạo nhất quán của Đảng ta là phải giữ vững, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Đây cũng là tinh thần, truyền thống lịch sử thiêng liêng nghìn đời mà ông cha ta để lại, dù bất kỳ giai đoạn, thời kỳ lịch sử nào cũng không bao giờ thay đổi. Quân và dân sẵn sàng hy sinh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mời quý vị và các bạn nghe tiếp bài 2 trong Loạt bài: “Tự cường để giữ biển” với nhan đề:“Biển động, lòng người dậy sóng” của nhóm phóng viên Thu Lan, Hà Phương và Hương Lan.
Biển, đảo Việt Nam là không gian sinh tồn bao đời của người Việt, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách huy động sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế biển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định: “Nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”. Các thế hệ người Việt vẫn đang tiếp nối, phát huy lời thề giữ biển từ ngàn năm trước, với ý chí kiên quyết, sẵn sàng hy sinh để giữ vững từng thước biển, mép nước chủ quyền của Tổ quốc. Đây cũng là nội dung loạt bài với nhan đề “Tự cường để giữ biển” của nhóm PV Thu Lan, Hà Phương và Hương Lan. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài 1 với nhan đề: ‘Biển đảo là máu thịt Tổ quốc”.
Đang phát
Live