Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Đảo Sơn Ca ( Trường Sa) vững vàng nơi đầu sóng + PV Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hùng, Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. +Câu hỏi tìm hiểu biển, đảo Việt Nam
Trước mối đe dọa biến thể Delta và bảo vệ hệ thống y tế thủ đô, Philippines quyết định đưa Vùng đô thị Manila trở lại chế độ Kiểm dịch cộng đồng chặt chẽ hơn sau đó sẽ bước vào kiểm dịch nâng cao trong 2 tuần.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón, hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nhân chuyến thăm Việt Nam.- Vương quốc Anh hỗ trợ Việt Nam 450 nghìn liều vaccine Covid 19.- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng thấp nhất kể từ đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid 19.- Campuchia ban hành một loạt biện pháp khẩn cấp trước nguy cơ lây lan biến chủng Delta.- Israel và Palestine nhất trí hợp tác trong lĩnh vực y tế sau nhiều năm gián đoạn các cuộc gặp song phương.
- Phỏng vấn Thượng tá Trịnh Thăng Long, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tàu ngầm 196 về nội dung: Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo - Kiến thức ứng phó với bão và thời tiết xấu trên biển - Vùng Cảnh sát biển 1 coi nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn là mệnh lệnh trái tim
Tối 28/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ký quyết định ban hành một loạt biện pháp hạn chế khẩn cấp để kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, do các ca nhiễm Covid-19 liên tục tăng ở mức đáng lo ngại, cùng với sự xuất hiện của các biến chủng nguy hiểm mới.
Thế giới đang đối mặt với một giai đoạn rất nguy hiểm của đại dịch Covid-19 do sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới nguy hiểm. Đây là cảnh báo được TGĐ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp báo mới đây. Theo thống kê của WHO, tới nay đã ghi nhận 11 biến chủng của virus SARS-CoV-2. Trong đó, biến chủng Delta đã xuất hiện ở gần 130 nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh cơ chế phân bổ vaccine còn chưa thực sự bình đẳng, một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Anh đã mở cửa trở lại và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. Điều này cho thấy đang có rất nhiều cách ứng phó khác nhau đối với đại dịch. Vậy đâu là con đường phòng chống đại dịch hiệu quả đối với các quốc gia? Đâu là những kinh nghiệm cho Việt Nam? Cùng bàn về nội dung này với vị khách mời là Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.
Sự xuất hiện các biến chủng nguy hiểm mới của Covid-19 và những bài học kinh nghiệm trong đối phó với dịch cho Việt Nam.- Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong thời điểm dịch Covid -19 diễn biến phức tạp.
Một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ nhiều nơi trên thế giới cảnh báo, sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 ở Indonesia như hiện nay có thể là điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện biến thể mới của virus Sars-CoV-2 siêu lây nhiễm hơn so với các biến thể hiện có.
Ngành Y tế Lạng Sơn đang khẩn trương thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn cho một số nhóm đối tượng ưu tiên và cư dân khu vực biên giới.
Từ lũ lụt kinh hoàng tại Đức đến cháy rừng nghiêm trọng tại Canada, biến đổi khí hậu đang tăng tốc. Nguy cơ những cú sốc “thiên nga đen” như cảnh báo của giới chuyên gia đang ngày một rõ rệt, với những hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp và không thể dự đoán trước. Một báo cáo công bố mới đây của Cơ quan năng lượng quốc tế cho thấy, lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng cao kỷ lục từ nay đến năm 2023 và thế giới có nguy cơ thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu.
Đang phát
Live