Thủ tướng điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu.- 59 tác phẩm báo chí lọt vào vòng chung khảo Giải báo chí toàn quốc về phòng chống tham nhũng.- Anh nới lỏng quy định đối với du khách từ 47 quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch.- Ít nhất 50 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ nổ xảy ra chiều nay tại 1 thánh đường ở Afghanistan.
Tình trạng “lang băm”: Làm gì để chấn chỉnh?- Lễ hội âm nhạc được tổ chức đồng loạt trên 6 châu lục, nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và công bằng vắc-xin ngừa COVID-19.- Cụ ông gần 70 tuổi vẫn miệt mài làm thiện nguyện ở Sóc Trăng.
- Vĩnh Phúc: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu - PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường về các giải pháp ứng phó với nước biển dâng - Dự án trồng rừng đước ngăn mặn ở Senegal – hình mẫu cho thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn liên tục, kéo dài dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn trên diện rộng. Tại nhiều địa phương, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng đã được tăng cường, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra, bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có, đồng thời tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, địa phương và cộng đồng trong việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
8 năm sau khi công bố báo cáo về tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hôm qua (9/8) tiếp tục đưa ra một báo cáo mới với những cảnh báo gay gắt hơn, trong đó nhấn mạnh hoạt động của con người chính là nguyên nhân khiến tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất ngày một nguy hiểm. Báo cáo được xem là lời cảnh tỉnh thế giới về hậu quả của biến đổi khí hậu, đã ngay lập tức nhận được sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Từ lũ lụt kinh hoàng tại Đức đến cháy rừng nghiêm trọng tại Canada, biến đổi khí hậu đang tăng tốc. Nguy cơ những cú sốc “thiên nga đen” như cảnh báo của giới chuyên gia đang ngày một rõ rệt, với những hiện tượng thời tiết vô cùng hiếm gặp và không thể dự đoán trước. Một báo cáo công bố mới đây của Cơ quan năng lượng quốc tế cho thấy, lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng cao kỷ lục từ nay đến năm 2023 và thế giới có nguy cơ thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, để chủ động thích ứng, đòi hỏi Việt Nam phải có thêm nhiều các nghiên cứu mang tính dự báo trước- những dự báo mang tính dài hạn. - Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu- ghi nhận thực tế tại tỉnh Quảng Nam.
- Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các cấp bộ Đoàn và thanh niên Việt Nam đã góp phần không nhỏ để hoàn thành mục tiêu số 13 “Hành động vì khí hậu” nói riêng và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc nói chung đến năm 2030.
- Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển bền vững - Câu hỏi tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
Làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam - Gareth Ward hôm nay (19/5) về các nội dung liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu (COP26), Bộ trưởng Công Thương - ông Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng do Vương quốc Anh khởi xướng nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch, tăng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng quốc gia. Đồng thời khẳng định, trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển rất mạnh các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió và coi trọng việc sử dụng hiệu quả năng lượng.
Đang phát
Live