Hạn hán, xâm nhập mặn... những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang khiến ngành nông nghiệp phải chuyển đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tìm ra giải pháp tiết kiệm nước phù hợp trong mọi hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước đã được nghiên cứu và phát triển trong thời gian qua. Không chỉ thân thiện với môi trường (tiết kiệm hơn 80% nước tưới, hơn 60% năng lượng, hơn 60% phân bón), việc ứng dụng giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước còn phù hợp với mọi người, dễ dàng lắp đặt và sử dụng ở khắp mọi nơi. Thậm chí với giải pháp này, người dân có thể không cần tưới nước cho cây trong hơn 15 ngày mà cây vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khách mời là chị Huỳnh Thị Ngọc Nhi- Công ty TNHH Canh tác số 1 sẽ cùng chia sẻ về giải pháp này.
Việt Nam đang chịu những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Những dạng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, mưa lũ, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng, rồi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cũng ngày một khốc liệt hơn. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến nhanh hơn dự báo, buộc chúng ta phải tìm ra những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng ngày càng tốt hơn.
Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia, lãnh thổ và từng địa phương phải có phương án ứng phó. Tại Việt Nam - một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đến các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, buộc chúng ta phải có những giải pháp để thích ứng tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) cho thấy, tác động của tình trạng biến đổi khí hậu tại châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới, ngay cả khi châu Á có nhiều cơ hội lớn để đối phó với thách thức này. Theo các nhà nghiên cứu, các đợt nắng nóng gây chết người, hạn hán, lũ lụt và bão sẽ trở nên phổ biến hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Thẻ căn cước công dân gắn chíp: có thực sự cần thiết?- Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.- Một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường mạng.- Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa ra mắt phim Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công.- Những ca khúc góp phần khích lệ tinh thần cả nước đồng lòng chống dịch Covid-19.
Trong bối cảnh mô hình “kinh tế nâu” đang hủy hoại môi trường, làm suy thoái tài nguyên, các nước phát triển đã chuyển dần sang “kinh tế xanh”. Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- EVFTA: Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt.- Vì sao các nước thay đổi thái độ mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông?- Kết quả kinh doanh quý II: Những điểm sáng trong đại dịch COVID-19.- An Giang: Siết chặt xuất, nhập cảnh qua biên giới.- Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- WHO kêu gọi các nước tham gia chương trình vắcxin COVAX.
- Nắng nóng tiếp tục đảo lộn đời sống, sản xuất người dân các tỉnh Bắc Trung bộ.- Biến đổi khí hậu, bài toán cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.- Tái đàn lợn gắn với chăn nuôi an toàn sinh học.- Khó xác định đối tượng lao động tự do nhận hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ.
KHÔNG CÓ VĂN BẢN. ....... CHƯƠNG TRÌNH: SỐNG CHUNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN MT THƯỜNG XUYÊN KHÔNG GỬI VĂN BẢN. Khà khà
Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn thường xuyên xảy ra băng giá, rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa đá, dông lốc, sét, động đất, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, khu khai thác khoáng sản, đường giao thông... được xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội và phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, song cũng đã và đang gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất; gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, chủ động phòng, chống thiên tai cực đoan, khó lường là 1 yêu cầu đặt ra đối với các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc.
Đang phát
Live