Giáo hoàng là người có ảnh hưởng lớn về đạo đức có thể làm thay đổi quan điểm của cộng đồng trong cuộc chiến chống tình trạng ấm nóng toàn cầu hiện nay và ông nên tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Đây là nhận định của đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry hôm qua (15/5), sau cuộc gặp Giáo hoàng Francis.
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp, những đổi mới sáng tạo để giúp người dân thích ứng tốt hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà ở, sinh kế cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. - “Phát triển mô hình công nghệ nhà nổi- giải pháp giúp người dân vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong Chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
Do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn cùng tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện đã vào cuối mùa khô, nhìn tổng thể, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong cả mùa khô 2021 tại ĐBSCL chỉ xảy ra cục bộ, tuy nhiên, bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước vẫn là vấn đề đặt ra về lâu dài để phát triển ĐBSCL một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch an toàn sẽ giúp du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi, vươn lên mạnh mẽ.- Xả trạm thu phí nếu ùn tắc kéo dài trong dịp nghỉ lễ.- Hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga.- Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra từ ngày mai do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì là cơ hội để các nước tiếp tục đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong tuần, một sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra trong 2 ngày - 22 và 23/4 theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự kiện này đánh dấu cam kết mạnh mẽ cũng là tham vọng lớn của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vốn được ông Biden chú trọng trong quá trình tranh cử Tổng thống.
Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh". Một nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở nước ta? Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong Chương trình Sống chung với Biến đổi khí hậu ngày hôm nay.
Nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang được thế giới quan tâm, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman mới đây đã nêu ra 2 Sáng kiến, mang tên “Saudi Arabia xanh” và “Trung Đông xanh”, với những dự án rõ ràng, đầy tham vọng, trong đó đặc biệt là kế hoạch “trồng rừng” quy mô lớn nhất thế giới. Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia đã ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh, ủng hộ và đồng ý hợp tác với Saudi Arabia thực hiện các sáng kiến này.
- Năm 2020, Việt Nam tiếp tục chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi các loại hình thiên tai bất thường. Một trong những nguyên nhân khiến thiên tai ngày càng trở nên khó lường, được chỉ ra là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan gây thảm họa thiên tai. Đây sẽ là mối nguy hiểm lớn mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới tiếp tục phải đối mặt. Thực tế này cho thấy, vấn đề quản lý rủi ro thiên tai, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP Cần Thơ.- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 khẳng định, Việt Nam chưa thực hiện “visa vaccine Covid-19”.- Chùa Hương sẽ mở cửa đón du khách trong khi phố đi bộ Hồ Gươm được mở lại từ tối 13/3.- Sau 12 năm chờ đợi, người dân khu vực lòng hồ thủy lợi Krông Pách thượng, tỉnh Đắc Lắc, đã được di dời đến nơi ở mới. Đây là bước quan trọng để công trình thuỷ lợi nghìn tỷ này sớm hoàn thành.- Lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia có cuộc họp cấp cao trực tuyến đầu tiên. Sau cuộc họp, các bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.- Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson với hy vọng loại vaccine mới này sẽ giúp thu hẹp sự bất bình đẳng về vắcxin COVID-19 trên toàn cầu./.
Biến đổi khí hậu đang là một thách thức ở quy mô toàn cầu, trong đó, Việt Nam là một trong những nước bị đe dọa và tác động mạnh nhất. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng trở nên phổ biến hơn và ngày càng gây ra nhiều tổn thất về con người và của cải vật chất. Điển hình như lũ lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung và những cơn bão rất mạnh đổ bộ vào Việt Nam trong những tháng cuối năm ngoái. Với hơn 3.000 km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hằng năm Việt Nam phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới, chịu tác động của nhiều loại hình thời tiết phức tạp. Các hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra hầu như quanh năm và trên khắp mọi miền lãnh thổ. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của nước ta.
Đang phát
Live