- Triển vọng các công nghệ mới giúp nghiên cứu vùng rừng nhiệt đới khó tiếp cận tại Đông Nam Á - Indonesia với chính sách “ không phân loại - không thu gom” để giảm rác thải - Malaysia hướng tới mục tiêu dẫn đầu về xe điện khu vực
Hoạt động đi lại của người dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi trận bão tuyết đầu mùa nghiêm trọng nhất được ghi nhận trong hơn nửa thế kỉ qua. Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA), ngày hôm nay (27/11) chứng kiến tuyết rơi dày hơn 16 cm- mức cao nhất trong tháng 11 kể từ khi bắt đầu thu thập số liệu vào năm 1907.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thậm chí có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nạn nhân thiệt mạng, nhẹ hơn thì mang tổn thương về thể xác, tinh thần kéo dài. Đáng chú ý, tình trạng tội phạm bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Hậu quả mà nó để lại ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.
Bên cạnh hoạt động giao lưu chuyên môn, các sự kiện giao lưu thể thao, văn hóa giữa các hội nhà báo của Việt Nam và Thái Lan sẽ góp phần tạo ra màu sắc mới lạ, có thể trở thành hình mẫu cho hợp tác giữa các tổ chức báo chí trong khu vực ASEAN. Đây là khẳng định của ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (VJA), nhân chuyến thăm và làm việc tại Thái Lan theo lời mời của Liên đoàn Nhà báo Thái Lan (CTJ) từ ngày 25-29/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ- Quốc hội thảo luận ở Hội trường về báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024- Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia Việt Nam 2024 khai mạc hôm nay tại Thành phố Hải Phòng- Hai nhà văn Việt Nam nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á của Thái Lan. Đây là giải thưởng văn học uy tín nhất của khu vực, được Hoàng gia Thái Lan khởi xướng vào năm 1979- Các bên đang tới gần một thỏa thuận ngừng bắn ở biên giới giữa Israel và Lebanon>br>- Liên minh châu Âu (EU) khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối động thái của Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu từ khối 27 nước thành viên này
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bungari. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng.- Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân để khắc phục một số hạn chế, bất cập như mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã lạc hậu, giảm trừ 4 triệu 400 nghìn đồng một tháng đối với người phụ thuộc.- Trung Quốc cảnh báo đỏ về bão tuyết tại tỉnh Hắc Long Giang.- Tín hiệu được mô phỏng giống như từ nền văn minh ngoài Trái Đất được gửi đi vào năm ngoái đã chính thức được giải mã
Mặc dù những năm qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, thế nhưng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức cả về thể xác và tinh thần. Phần lớn người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ truyền thống, phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhẫn nhịn chịu đựng, chấp nhận bị bạo hành, không dám lên tiếng, cuộc sống chìm trong nỗi đau bạo hành. Cần phải đấu tranh để thay đổi bình đẳng giới cùng những hành động và chính sách thiết thực hơn, Đây cũng là nội dung được chúng tôi phân tích trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: không chỉ vì phụ nữ”. Chương trình hôm nay, mới quý vị và các bạn bài cùng nghe bài 1 có nhan đề “Những cuộc hôn nhân chan nước mắt”.
Nhiều năm nay, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững, với sự chú trọng đặc biệt đến bà con dân tộc thiểu số. Những chính sách thiết thực đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nghèo trên địa bàn.
Đang phát
Live