Theo nguồn tin từ Thượng viện Nhật Bản, công tác chuẩn bị để chào mừng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã được tiến hành chu đáo và đến thời điểm hiện tại, tất cả các khâu cần thiết đều đã hoàn tất. Chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được coi là sự kiện ngoại giao nghị viện quan trọng nhất kể từ khi Nhật Bản tổ chức thành công tổng tuyển cử lần thứ 50, bầu ra Hạ viện nhiệm kỳ mới cho đến nay. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà lập pháp Nhật Bản đánh giá cao ý nghĩa và đóng góp của hoạt động này đối với việc tăng cường quan hệ song phương, không chỉ giữa hai Quốc hội, mà còn cho cả việc thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”, mà Việt Nam và Nhật Bản vừa xác lập tháng 11 năm 2023, lên một tầm cao mới. Đây là điều được Hạ nghị sỹ Soramoto Seiki khẳng định khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tokyo.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng đại diện các cơ quan thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng Bộ pháp điển đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần vào việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả. Thông qua công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” hơn 08 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đây là công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học đã chính thức được công bố và đưa vào cuộc sống sau chặng đường hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL.
Nghề nấu rượu Sake truyền thống của Nhật Bản vừa được đề cử đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Những nghệ nhân sản xuất rượu Sake Nhật bản kỳ vọng quyết định mới của UNESCO sẽ là một sự công nhận xứng đáng cho loại hình nghệ thuật lâu đời và độc đáo này, góp phần nâng cao tầm vóc của văn hóa Nhật Bản trên toàn cầu và thúc đẩy doanh số bán rượu.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt.- Dự báo thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhộn nhịp trở lại.- Thanh Hóa: Doanh nghiệp vượt khó, đảm bảo chỉ tiêu năm 2024.
Theo báo cáo của nhiều bộ ngành Nhật Bản, bên cạnh những khởi sắc của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, vẫn còn những mảnh tối liên quan tới thu nhập doanh nghiệp, thâm hụt thương mại…, khiến bức tranh kinh tế của nước này vẫn chưa thể bừng sáng như kỳ vọng.
Nhận lời mời của Thượng viện Nhật Bản, từ ngày 03 - 07/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ lần đầu tiên thăm chính thức Nhật Bản. Đây cũng là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 12 năm kể từ năm 2012 và đúng vào dịp hai nước vừa kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Trên nền tảng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được kỳ vọng sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ quan hệ hợp tác mới, đưa quan hệ hai nước tiến xa hơn nữa trong tương lai. Nhân sự kiện chính trị rất quan trọng này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Phạm Quang Hiệu về các nội dung liên quan chuyến thăm.
Hôm nay, diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm nay.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Cộng hòa Singapo từ hôm nay đến ngày 3/12.- Nghị định 147 có hiệu lực từ tháng 12 này sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.- Đảng cầm quyền của Đức khởi động chiến dịch tranh cử cử bằng cam kết sẽ đảo ngược tình hình thế khó khăn hiện nay.- Tổng thống đắc cử Donald Trum cảnh báo, Mỹ sẽ áp thuế 100% nếu các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS từ bỏ thanh toán bằng đồng đô la Mỹ.
Chiều nay (30/11), Hiệp hội Văn hóa Nghệ thuật truyền thống Việt Nam tại Nhật Bản đã chính thức được thành lập và tổ chức lễ ra mắt tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Đây là sự kiện được đánh giá có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống vốn là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, mà còn là “sợi dây kết nối” và thúc đẩy tình hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Mặc dù đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là tình trạng thất nghiệp tại Nhật Bản lại có chiều hướng xấu đi.
Chương trình Bạn Hữu Đường Xa lên sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam từ năm 2015. Chín năm qua với gần 1000 số phát sóng, hơn 1000 bác tài đã kết nối với những câu chuyện về đời sống trên những hành trình, tâm tư cầm lái, kinh nghiệm lái xe và cả những phút giây giải trí thư giãn. Khép lại chặng đường 9 năm, chương trình Bạn Hữu Đường Xa sẽ tạm dừng phát sóng trên Đài Tiếng Nói Việt Nam từ tháng 12/2024. Dù chương trình dừng lại, nhưng tinh thần Bạn Hữu Đường Xa sẽ luôn hiện hữu trong mỗi chuyến đi của các bác tài.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live