Câu hỏi đầu tiên mà rất nhiều vị phụ huynh khi gặp nhau thường quan tâm là con nhà bạn cao bao nhiêu rồi? Chiều cao như vậy có đảm bảo con tránh bị “thấp bé nhẹ cân” không? Điều này cho thấy tư duy tích cực của các gia đình về tầm quan trọng trong nuôi dưỡng làm sao cho con cao khỏe, nhất là trong thời buổi hội nhập như hiện nay. Con ăn gì để cao lớn và giai đoạn nào có thể phát triển được tối đa chiều cao cho con là chủ đề tư vấn của khách mời là Tiến sĩ. Bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Khám, chữa bệnh từ xa là một nhu cầu thiết thực trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là đối với những người cao tuổi, có bệnh mãn tính. Đặc biệt là trong giai đoạn cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19, nhu cầu này càng trở nên cấp thiết. Dựa trên nền tảng ứng dụng sẵn có, mới đây, Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, TPHCM đã mạnh dạn nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình khám, chữa bệnh tại nhà, từ đó nâng lên niềm tin của người dân đối với y tế tuyến phường xã. Kim Dung – phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết về mô hình đặc biệt đầu tiên trên địa bàn thành phố:
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, gần 30 năm gắn bó với nghề, nữ thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Huỳnh Đào – Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức, Chủ tịch Công đoàn bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ luôn một lòng vì bệnh nhân mà cống hiến hết sức mình và gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; được đồng nghiệp yêu thương, quý mến. Phóng viên Thanh Tú – Thường trú khu vực ĐBSCL, có bài ghi nhận:
35 tuổi đời, 10 năm tuổi nghề nhưng bác sĩ Kim Phúc Thành - Trưởng Phòng kế hoạch Tổng hợp, Bí thư chi bộ Khối Hồi sức, Đảng ủy Bệnh viện quận Thủ Đức, TPHCM đã được giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng, “đứng mũi chịu sào” trong tổ chức hoạt động của các khoa, phòng. Bác sĩ trẻ này cũng là người để lại nhiều dấu ấn trong chuyên môn và phong trào tình nguyện tại bệnh viện quận hạng 1 đầu tiên của cả nước. Đạc biệt đây là một trong những tấm gương điển hình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Thành ủy TPHCM tuyên dương trong dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kim Dung, phóng viên thường trú tại TPHCM có bài viết về gương bác sĩ trẻ này:
- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
- Các giải pháp đồng bộ giúp người lao động duy trì việc làm, thu nhập ổn định.- Phú Yên - một trong bốn địa phương ở miền Trung - Tây Nguyên được chọn để mở đầu cho chiến dịch kích cầu du lịch sau đại dịch Covid-19.- Gần 1 vạn sản phẩm “tai giả” tặng y bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.
Sau khi điều trị khỏi bệnh cho gần hai trăm bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 chỉ còn gần 40 bệnh nhân. Ba phòng cấp cứu của bệnh viện đã được tắt đèn, đóng cửa nhiều ngày nay. Sự vắng lặng của bệnh viện đang tạo niềm vui, niềm hy vọng cho các y bác sỹ khi có những người đến ngày hôm nay sẽ hết cách ly và và sẽ được luân phiên trở về với gia đình vào dịp lễ 30/4 và 1/5. Phóng viên Thúy Ngà, Ái Kiều đã tới trực tiếp bệnh viện ghi nhận những thay đổi tại bệnh viện, những thay đổi tích cực, những thay đổi được mong chờ.
Cách đây hơn 1 tuần, lần đầu tiên tại Hà Nội có “cây ATM mì tôm và trứng gà”, hỗ trợ kịp thời cho hàng chục nghìn người có hoàn cảnh khó khăn không bị “đứt bữa” trong mùa dịch Covid-19. Cây ATM mì tôm và trứng gà này được đặt tại ngõ 487 phố Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, do bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn, Viện Bỏng Quốc gia và các tình nguyện viên thực hiện. Cùng với nhiều “cây ATM gạo” trong cả nước thì “cây ATM mì tôm và trứng gà” của bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn đã hỗ trợ “một miếng khi đói bằng một gói khi no” cho người nghèo, sẻ chia yêu thương, ấm áp tình người trong mùa dịch Covid-19. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam có cuộc trò chuyện với bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn về hoạt động thiện nguyện này.
Thời gian qua, những cây ATM gạo đã lan tỏa hoạt động giúp đỡ người nghèo trong mùa dịch trên khắp cả nước, làm nức lòng mạng xã hội và truyền thông nước ngoài. Mới đây lại có thêm cây “ATM mì tôm” (với gần 200.000 gói) do một bác sĩ trẻ Viện Bỏng Quốc gia lập ra, đã hỗ trợ “một miếng khi đói bằng một gói khi no” cho hàng nghìn người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng. Mời quý vị và các bạn cùng nhóm phóng viên Văn Hải, Phương Thoa cùng đến với tấm lòng thơm thảo của bác sĩ trẻ Hoàng Thanh Tuấn và cây “ATM mì tôm”đầu tiên tại Hà Nội.
Đang phát
Live