Thời gian gần đây, tình trạng chảy máu chất xám trong ngành Y ngày càng nhức nhối. Tại thành phố Đà Nẵng, một số bác sỹ giỏi đang làm việc ở các bệnh viện công cũng chuyển sang các cơ sở y tế tư nhân và đi nơi khác. Trong bối cảnh ấy, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã cố gắng giữ chân bác sĩ, cán bộ y tế bằng những chính sách đãi ngộ cụ thể, luôn quan tâm chăm lo đời sống gia đình, tâm tư tình cảm của anh em và đặc biệt là “nêu cao sự chân tình”. Đến nay, tại bệnh viện này gần như không có tình trạng bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc đi làm nơi khác mà họ cùng chia sẻ khó khăn để “giữ màu cờ sắc áo ngành Y”.
Trong cuộc chiến và đẩy lùi bệnh tật, để bảo vệ sức khoẻ người dân đã có biết bao tấm gương cống hiến thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế ở những xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bác sĩ Y Nham Niê Trưởng Trạm y tế xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đang ngày đêm bám trụ ở buôn làng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân vùng biên giới là một điển hình như thế.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ.- Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên EU với tầm nhìn "Phục hồi, mạnh mẽ và tương hỗ".- Nhiều bác sĩ tham gia nhóm tư vấn cho F0 điều trị tại nhà.- Kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm thực thi Hiệp định RCEP có hiệu quả.
Cùng trò chuyện với ca sỹ Uyên Linh, quán quân VietNam Idol.- Hy sinh thầm lặng cao quí của những thầy thuốc F0 tại Đắc Lắc, miệt mài cứu chữa bệnh nhân COVID 19.
TP.HCM cần ban hành quy chế y tế tại các Khu cách ly tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Đó là kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM với lãnh đạo TP trước tình hình số công nhân mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng.
Sở Y tế TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND Thành phố về việc thí điểm đưa 750 bác sĩ của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch mới ra trường xuống thực hành khám, chữa bệnh tại các trung tâm y tế và trạm y tế.
Ngay khi dịch bệnh bước vào giai đoạn nguy cấp nhất, Bộ Y tế đã thành lập 4 Trung tâm Hồi sức Covid 19 quy mô từ 500 đến 1.000 giường bệnh tại TP Hồ Chí Minh do 4 Bệnh viện tuyến Trung ương gồm BV Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức và BV Trung ương Huế vận hành. Trong gần 3 tháng qua, hàng nghìn y bác sỹ tại các Trung tâm hồi sức Covid này đã tận tâm tận lực cứu chữa thành công hàng ngàn bệnh nhân nặng và nguy kịch, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Đến ngày hôm qua 20/10, hàng vạn nhân viên y tế chi viện cho các tỉnh tâm dịch phía Nam đã cơ bản được trở về nhà. Chuyện đêm hôm nay, BTV Đài TNVN trò chuyện với bác sỹ Trịnh Thế Anh, Khoa Hồi sức tích cực Trung tâm Hồi sức Covid 19, BV Bạch Mai tại TP Hồ Chí Minh về những câu chuyện khó quên tại nơi tâm dịch.
Tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay có gần 4.000 nữ nhân viên y tế, điều dưỡng và y, bác sỹ. Trong cuộc chiến chống dịch Covid -19, trực tiếp đối diện với hiểm nguy, từ những người làm nhiệm vụ sàng lọc cộng đồng, hay trong các phòng xét nghiệm, hoặc trực tiếp chăm sóc điều trị cho bệnh nhân Covid-19…, họ luôn cống hiến toàn bộ sức khỏe, trí tuệ, gạt những niềm riêng để vững vàng nơi đầu sóng.
Sau những ngày tháng căng thẳng chống dịch COVID-19, TP.HCM đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện từng bước mở lại các hoạt động nhằm ổn định xã hội, phục hồi kinh tế. Hiện, các đoàn y tế tăng cường đã hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương. Nếu hành trang ngày đi là những lo lắng, bỡ ngỡ khi nhận nhiệm vụ tại điểm nóng COVID-19 thì ngày về là giây phút bịn rịn khi phải chia tay đồng nghiệp.
Trong đợt bùng phát dịch COVID -19 lần thứ 4 này, Đắk Lắk ghi nhận hơn 1.000 bệnh nhân COVID -19, là tỉnh có số ca bệnh nhiều nhất khu vực Tây Nguyên. Số ca bệnh tăng dồn dập, gánh nặng đè lên hệ thống y tế ngày càng lớn, thì mỗi một nhân viên y tế, y, bác sĩ phải chịu nhiều áp lực khác nhau. Nhưng ở vị trí công việc nào, họ cũng dốc toàn lực chạy đua với thời gian góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều người phải gạt nỗi niềm riêng để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Đang phát
Live