Tối nay (31/3), tại Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình “Chào tiếng Việt” và phát động cuộc thi “Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023”.
Mặc dù câu chuyện nhà vệ sinh học đường thiếu hoặc không đạt chuẩn đã được nêu ra ở nhiều diễn đàn của ngành giáo dục, Chính phủ, Quốc hội…thế nhưng việc cải thiện nhà vệ sinh học đường vẫn hết sức chậm chạp, gây ức chế và hệ lụy cho nhiều thế hệ học sinh. Vẫn biết đây là mục tiêu không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Song, để chấm dứt nỗi ám ảnh nhà vệ sinh “bẩn” trong các cơ sở giáo dục thì cần có nhận thức đầy đủ và giải pháp phù hợp, đi đôi với đó là sự chung tay của toàn xã hội. Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong bài cuối loạt bài “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn... đến bao giờ?”.
Như trong bài 1 chúng tôi đề cập thực trạng nhà vệ sinh học đường “bẩn” đang trở thành nỗi ám ảnh, thử thách khả năng chịu đựng của hàng triệu đứa trẻ. Khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – với nhiều học sinh dường như chưa bao giờ trọn vẹn chỉ bởi nhà vệ sinh. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất của trẻ? Tiếp tục loạt bài “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn… đến bao giờ?” của nhóm phóng viên Đài TNVN, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát sóng bài 2 với nhan đề: Khi học sinh phải “nhịn…vệ sinh”.
Trường học là nơi truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách và hình thành những ứng xử có văn hóa cho con trẻ. Đó phải là không gian đem lại cho các em cảm giác an toàn và vui vẻ mỗi ngày. Thế nhưng, nhiều năm qua nhà vệ sinh – hạng mục quan trọng chốn học đường lại là nỗi ám ảnh triền miên của nhiều thế hệ học trò bởi tình trạng mất vệ sinh. Thực trạng báo động và những hệ lụy tiêu cực bởi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng chất lượng nhà vệ sinh trường học sẽ được chúng tôi phản ánh trong loạt phóng sự: “Nhà vệ sinh học đường: Nhịn…đến bao giờ?” của nhóm phóng viên Đài TNVN. Bài 1 có nhan đề: Ám ảnh… nhà vệ sinh học đường.
Từ 9 giờ sáng nay (30/03), Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức mở cổng internet đăng ký xét tuyển sớm theo phương thức xét tuyển tài năng và đăng ký thi thử Kỳ thi đánh giá tư duy.
Nhân lực trẻ tạo đà cho nông nghiệp phát triển - Phỏng vấn PGS TS Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp - Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông - Làm gì để phục hồi vườn cây ăn quả sau hạn mặn? - Mô hình nông nghiệp tuần hoàn đem lại thu nhập cao.
Sáng nay (29/3), tại TP.HCM, Sở Khoa học- Công nghệ TP.HCM và Đại học Y Dược TP.HCM cùng một số đơn vị tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình hệ sinh thái trong Đại học khởi nghiệp”. Đại diện nhiều viện, trường, doanh nghiệp và đông đảo giảng viên, sinh viên tham gia hội thảo.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao- Chủ trì Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu- Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất tiêu chuẩn đăng kiểm viên không bắt buộc có bằng đại học, nhằm xóa điểm nghẽn trong hoạt động đăng kiểm hiện nay- Tổng thống Nga Putin khẳng định không lập liên minh quân sự với Trung Quốc- Hàng trăm nghìn người Israel biểu tình bất thường chống chính phủ tiến hành cải cách tư pháp. Trong khi, Mỹ kêu gọi giới lãnh đạo Israel sớm đạt đồng thuận, nhằm ổn định tình hình đất nước
Ngày 26/3, tại TP. Cần Thơ, Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (Hội VHNT các DTTS) tổ chức Hội nghị “Công tác Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ”. Tham dự có Chi hội VHNT các DTTS trong vùng là: Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh.
Tối qua (25/3), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Friedrich Naumann Việt Nam phối hợp tổ chức Chung kết Cuộc thi Business Challenges mùa 6. Với sự nhiệt huyết và tình yêu với các dự án khởi nghiệp, các đội thi đã mang đến những màu sắc mới, tràn đầy sức trẻ, sự tự tin bản lĩnh của thế hệ sinh viên GEN Z. Cuộc thi hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và mang đến một sân chơi bổ ích về kinh doanh khởi nghiệp cho giới trẻ. Đây cũng là chuỗi hoạt động trọng tâm của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội gắn liền học tập với trải nghiệm thực tiễn, kết nối với doanh nghiệp, hình thành một mạng lưới hỗ trợ các ý tưởng, hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên. Đội thi LEAN PLATFORM với dự án LEAN Social - Không gian học tập và làm việc ảo cho GENZ đã chinh phục Hội đồng Ban giám khảo, giành ngôi vị Quán quân Nhánh 1. Giải Quán quân Nhánh 2 thuộc về đội thi FOE với dự án Giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp. Đội thi FOE (Fire of Enthusiasm) gồm 6 thành viên đến từ trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đang phát
Live