Công tác lai tạo giống xưa nay vẫn là công việc mang tính chuyên môn của các nhà khoa học nhưng ở xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có một nông dân đã lai tạo thành công 8 giống lúa rất được ưa chuộng trên thị trường. Đó là ông Nguyễn Anh Dũng. Tên tuổi của ông gần 20 năm qua gắn liền với những Ngọc đỏ hương dứa, LD2012, Tím Sen, Tím Sữa, ND3, LV6, dòng phân li OM384. Trong đó có những giống lúa được thị trường định giá lên tới hàng tỷ đồng
Sau 2 năm không tăng học phí, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024. Sở dĩ các cơ sở giáo dục đại học tăng học phí là áp dụng theo Nghị định 81 của Chính phủ về quản lý học phí (có hiệu lực từ ngày 15/10/2021). Câu chuyện học phí trường đại học tăng “chóng mặt” luôn nóng trước mỗi mùa tuyển sinh và được giải thích là tăng theo lộ trình khi các trường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, trên cơ sở tính đúng, tính đủ. Thế nhưng, tăng học phí như thế nào là hợp lý để vừa đảm bảo chất lượng giáo dục, vừa không ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như cơ hội học tập của sinh viên là bài toán khó. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
Bạo lực học đường là chuyện không mới, năm nào cũng xảy ra nhiều sự việc học sinh đánh nhau. Có em bị đánh đến mức chấn thương sọ não, có em bị lột đồ, bị ép quỳ, thậm chí có em bị bạn dùng dao đâm tử vong... Đó chỉ là những sự việc thấy được, đằng sau đó còn có những kiểu bạo lực tinh thần như tẩy chay, nói xấu, đe dọa... gây áp lực rất lớn cho học sinh. Theo số liệu được Bộ GD&ĐT đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Tính trung bình có 5 vụ bạo lực/ngày. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì bạo lực học đường... Vì sao bạo lực học đường vẫn tiếp diễn? Làm sao để bảo vệ con trẻ trước nạn bạo lực học đường? PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay tại Hà Nội, hàng trăm học sinh và người yêu sách thủ đô đã cùng tìm hiểu và khám phá cảnh đẹp non sông gấm vóc Việt Nam qua các đoạn trích hay nhất trong sách giáo khoa chương trình phổ thông. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của Ngày Sách và Văn hoá đọc 2023 do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức.
Sáng nay 19/4, ngành y tế Đăk Lăk đã thực hiện việc test COVID-19 cho học sinh trường THCS Trưng Vương, phường Thành Công, thành phố Buôn Ma Thuột. Trước đó, hôm qua, tại trường học này đã phát hiện 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Vài năm trở lại đây, tình trạng bỏ học giữa chừng đang là vấn đề nan giải của ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk. Riêng trong năm học này, đã có 1300 bỏ học.
Làm sao để du lịch Việt Nam hết cảnh “no dồn đói góp”, phát triển du lịch bền vững?- Vượt thử thách 500 ngày sống trong hang động và thông điệp từ 1 vận động viên người Tây Ban Nha.- Ông Trần Lâm Thắng miệt mài duy trì lớp học tình thương Long Bửu
Chưa qua một lớp sư phạm nào nhưng anh Trần Lâm Thắng, một bảo vệ dân phố ở khu phố Long Bửu, phường Long Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM vẫn được nhiều người gọi là Thầy. Bởi anh là người mở ra Lớp học tình thương Long Bửu và gắn bó với lớp suốt 13 năm nay.
Cuộc thi Meeting with PM 2023 với chủ đề “Resilient Economy” - Tính chống chịu và khả năng phục hồi của nền kinh tế- do khoa Kinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chính thức được phát động. Meeting with PM là cuộc thi về kinh tế, tạo sân chơi tri thức cho các sinh viên tìm hiểu, giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Hôm nay (15/4), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Nhà văn Việt và Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Lăk phối hợp tổ chức tọa đàm “Văn học Tây Nguyên trong tiến trình xây dựng đất nước”. Dự hội nghị có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam và các nhà văn nhà thơ ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên. H Xíu, PV Đài TNVN khu vực Tây Nguyên đưa tin.
Đang phát
Live