Thưa quý vị và các bạn! Tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử tại trường Đại học Đà Lạt năm 2005. Với niềm mong mỏi được làm nhà giáo, anh Vũ Văn Tùng sinh năm 1980 quê ở huyện Diễn Châu- tỉnh Nghệ An sau thời gian công tác tại nhiều trường vùng 3 ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai anh đã quyết định gắn bó với ngôi trường Tiểu học -THCS Đinh Núp xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Hiểu rõ sự khó khăn, thiếu thốn của học trò vùng khó, thầy Tùng đã có nhiều sáng kiến, xây dựng nhiều mô hình hay, giúp giáo viên gắn bó với công việc, học sinh không bỏ lớp, bỏ trường. Từ sự giúp đỡ của thầy Tùng nhiều thế hệ học trò làng Bi Giông- Bi Da xã Pờ Tó, huyện Ia Pa đã trưởng thành, có cuộc sống khá hơn. Dân làng nơi đây thường gọi thầy bằng cái tên trìu mến Thầy “Đinh Tùng” coi thầy như người con thân thương của bản làng. Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng nghe những chia sẻ của thầy giáo Vũ Văn Tùng người con thân thương của bà con dân bản xã Pờ Tó, huyện miền núi Ia Pa, tỉnh Gia Lai.
Chiều nay (30/5), tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào Tạo tổ chức Lễ xuất quân Đoàn Thể thao học sinh Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 (ASG 13). Đoàn Việt Nam đặt mục tiêu tốp 3 toàn đoàn trên 10 nước tham dự Đại hội.
Thời điểm này, các em học sinh năm cuối cấp đang nỗ lực học tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THCS và THPT. Mặc dù hiện nay học sinh tốt nghiệp dù ở THCS hay THPT học sinh có nhiều lựa chọn nhưng áp lực chọn bậc học, chọn trường học vẫn là nỗi lo lắng của học sinh và phụ huynh năm nay có con tham gia kỳ thi. Vậy học sinh tốt nghiệp THCS (lớp 9) và THPT sẽ có những cơ hội học tập ở những bậc học và trường đào tạo như thế nào? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Sáng 25/5, hơn 3.800 thí sinh tham gia dự thi xét tuyển vào trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM năm học 2024-2025.
Tính đến nay, đã có nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ THPT, trong đó nhiều ngành/chương trình đào tạo thí sinh có học bạ trung bình đạt 5 đến dưới 6 điểm/môn, chưa bao gồm điểm ưu tiên là có thể trúng tuyển đại học. Theo dõi điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ của nhiều trường ĐH trong vài năm trở lại đây cũng cho thấy điểm trúng tuyển bằng chính điểm sàn xét tuyển và năm nào cũng chỉ ở mức 15 - 17 điểm/3 môn. Với mức điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ là 15-16 điểm/tổ hợp 3 môn của một số trường đại học trong mùa tuyển sinh năm 2024 một lần nữa đặt ra những nghi ngại về chất lượng đầu vào trong đào tạo bậc đại học hiện nay. Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận cùng chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.
Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, món ăn tinh thần này dường như bị giới trẻ “ít để ý” trong thời đại 4.0. Nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật dân tộc, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên TP. Cần Thơ phối hợp với trường Phổ thông Thái Bình Dương ra mắt mô hình lớp học dân ca 0 đồng. Lớp học kéo dài trong dịp hè 2024, không giới hạn số lượng và độ tuổi người theo học.
Hơn 5.000 học sinh phải rẽ hướng khi không vào lớp 10 công lập là con số thống kê của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ đưa ra trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 diễn ra vào đầu tháng 6 tới.
Cả nước hiện có khoảng 50 cơ sở đào tạo Đại học có các chuyên ngành về nông nghiệp, lâm nghiêp, thuỷ sản và thuỷ lợi. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa là tiền đề quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và bảo đảm phát triển bền vững của ngành, vừa là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Về chiến lược lâu dài cần làm gì để tạo dựng nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cho xã hội? Đặc biệt cần truyền thông sâu rộng hơn để cộng đồng, xã hội trong đó các bạn trẻ nắm bắt được các cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. - Khách mời: Giáo sư- Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo. Năm ngoái, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số đổi mới sáng toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
Bên cạnh các thông tin về du học thì Chương trình Chuyên gia của bạn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của quý thính giả về vấn đề đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt sau khi dịch Covid-19 khiến thị trường lao động ở nhiều quốc gia có những thay đổi đáng kể. Vậy sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, thị trường việc làm ở các nước đã chịu những tác động như thế nào? Dự báo từ nay đến cuối năm thị trường lao động quốc tế sẽ vận hành theo xu hướng nào? - Khách mời: Bà Lưu Thị Ngọc Túy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt (VILACO), Chuyên ngành luật quốc tế giúp quý vị hiểu rõ hơn về thị trường lao động ở các quốc gia.
Đang phát
Live