Mức lương cho nhà khoa học hiện chưa tương xứng với những cống hiến của họ - thực tế này diễn ra từ nhiều năm nay. Trả lời báo chí mới đây, Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) cho biết, thời gian tới, cơ quan này sẽ chủ trì tham mưu để Chính phủ thực hiện một số giải pháp nhằm cải thiện thu nhập cho các nhà khoa học.
UBVQH cho ý kiến về Tờ trình của CP về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 03 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.-Ban TG TƯ tổ chức Hội thảo khoa học QG “Những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới”.-Nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, PV Đài TNVN có cuộc trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn TM&CN Việt Nam Phạm Tấn Công về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam lớn mạnh thực hiện sứ mệnh phát triển đất nước. -Dự báo mưa lũ ở miền Trung diễn biến phức tạp, có nơi mưa rất to đến trên 700mm trong 2 ngày tới. Nhiều địa phương có kế hoạch cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.-Ixraen điều động quân dự bị, thành lập chính phủ khẩn cấp, sẵn sàng cho kịch bản “xung đột toàn diện” với lực lượng Hamas.-Ông Steve Scalise của Đảng Cộng hòa rút tư cách ứng cử viên Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đặt mục tiêu tới năm 2030 có nhiều doanh nhân năng lực tầm khu vực, thế giới và làm chủ một số chuỗi giá trị toàn cầu- Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thường trực Chính phủ có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái "chốt" thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện và dịch vụ y tế trong tháng 10 này- Chính phủ chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần- Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường không chèn các tiết dạy liên kết, bổ trợ vào giờ học chính khóa- Phát động chiến dịch phòng, tránh tin giả và nâng cao văn hóa mạng tại Việt Nam- Xung đột giữa Israel và phong trào Hamas vẫn tiếp diễn căng thẳng- Liên minh châu Âu tiến hành họp khẩn để bàn giải pháp tháo gỡ- Đảng Cộng hoà tại Hạ viện Mỹ thảo luận kín để chọn ứng cử viên kế nhiệm ông Kê-vin Mác Ca-thi, vừa bị phế truất chức Chủ tịch Hạ viện
Các cụm từ “Trường học hạnh phúc”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... đã dần trở nên quen thuộc trong mắt mỗi người dân, với mong muốn xây dựng một môi trường để giáo viên, học sinh được hạnh phúc khi đến trường. Thế nhưng, cứ mỗi đầu năm học, chuyện lạm thu ở nơi này nơi kia lại khiến dư luận bức xúc, phụ huynh áp lực với muôn kiểu “phí chồng phí”; Liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra gây bức xúc dư luận, trong khi năm học 2023-2024 mới chỉ bắt đầu chưa đầy một tháng. Những vấn đề nóng của ngành giáo dục xảy ra với tần suất nhiều hơn, khiến học sinh vốn được xem là trung tâm của giáo dục lại trở thành nạn nhân. Làm gì để mô hình “Trường học hạnh phúc” không là khẩu hiệu suông", là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay với vị khách mời là PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền– Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam, Thành viên Ban điều hành Mạng lưới Quản lý giáo dục Không Biên giới EdulightenUp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục.
Tỉnh Lào Cai đang tập trung tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm, hạn chế các hành vi trái quy định thông qua việc khuyến khích phong trào tự học.
Lạm thu trong trường học luôn là một trong những vấn đề nóng dịp đầu năm học, được cả xã hội bàn luận. Các khoản thu có thể được "thổi phồng" và đứng dưới tên của nhiều khoản đóng góp có vẻ có lý, như đóng góp tự nguyện, đóng góp cơ sở vật chất... Những năm gần đây, sau khi thông tin về các trường hợp thu quá mức quy định, thu nhiều khoản không được đồng thuận xuất hiện trên mạng xã hội đã được các cơ quan quản lý vào cuộc, xử lý. Điều này cho thấy phụ huynh đang dần mạnh dạn lên tiếng, không còn để lạm thu là cơn “sóng ngầm” như nhứng năm trước đây.
Sau 1 tuần tạm dừng, từ tuần sau, toàn bộ 12 trường tiểu học tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức cho học sinh ăn bán trú trở lại:
Hiện nay, thiết bị máy tính phục vụ giảng dạy trong các trường ở tỉnh Hòa Bình còn thiếu, đội ngũ giáo viên tin học còn mỏng, điều kiện kinh tế gia đình các em học sinh vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của mình, thầy và trò ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã gặt hái được nhiều thành tích tại các cuộc thi tin học trong và ngoài nước. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN ghi nhận.
Học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu đặt ra với ngành giáo dục. Tuy nhiên, đây cũng là nhiệm vụ không dễ đối với vùng khó khăn, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Phóng sự của Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập nội dung này ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Đầu năm học mới 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dư luận không khỏi bức xúc. Điều đáng lo ngại là bạo lực học đường không chỉ trở nên phổ biến mà tính chất côn đồ, hung hãn cũng ngày càng gia tăng. Nếu như không ngăn chặn kịp thời thì ranh giới dẫn tới phạm tội vị thành niên là rất mong manh. Bạo lực học đường cần được nghiêm túc nhìn nhận ra sao?
Đang phát
Live