Thời gian gần đây, nhiều học sinh ở Bình Dương chưa đủ tuổi nhưng vẫn được gia đình giao xe mô tô phân khối lớn đi học. Các em thậm chí còn chạy ngược đường, lạng lách, đánh võng... khiến nhiều người lo ngại.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong những khó khăn đó thì tình trạng thiếu giáo viên đang ngày càng trầm trọng hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay, các địa phương ở Tây Bắc đang phải khắc phục thế nào và làm sao để gỡ nút thắt này. PV VOV Tây Bắc có loạt bài với nhan đề “Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp?”. Kỳ 1 của loạt bài có nhan đề “Loay hoay Lớp học trực tuyến đa độ tuổi”.
“Từ vụ PGS bị tố bán nghiên cứu: Khi nhà khoa học phải chật vật mưu sinh”, với sự tham gia bàn luận của PGS TS Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Ngoại thương, hiện là giảng viên cao cấp tại Viện Kinh doanh và Công nghệ FSB, Trường ĐH FPT.
Dự án đầu tư tuyến đường từ Quốc lộ 1K đi Làng Đại học Quốc gia TP.HCM được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ năm 2015. Tuy nhiên, đến nay, tuyến đường này vẫn “nằm im” khiến người dân bức xúc. Người dân địa phương mong muốn chủ đầu tư sớm hoàn thành để lưu thông an toàn.
Với mong muốn tạo diễn đàn tích cực để các nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp tham gia trao đổi, thảo luận, phân tích các xu hướng, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ xanh,… của cách mạng công nghệ 4.0 trong Công nghiệp Ô tô, sáng nay 3/11, Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học “Xu hướng ứng dụng công nghệ cho công nghiệp ô tô trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Theo đó, các chuyên gia, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực ô tô và thiết bị động lực đã mở ra nhiều giải pháp mới cho công nghệ ô tô Việt Nam.
Hôm nay, tại Hà Nội, Hội Tim mạch học Việt Nam và Viện Tim mạch Việt Nam chủ trì khai mạc Đại hội khoa học tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27. Trước thực tế tại nước ta mỗi năm có hơn 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, cao gần gấp đôi so với tử vong do bệnh ung thư, các chuyên gia nước ngoài khuyến nghị, Việt Nam cần có một bệnh viện chuyên ngành Tim mạch tuyến trung ương để làm đầu mối phát triển mạnh hơn nữa hệ thống khám chữa bệnh của chuyên ngành này.
Liên quan đến vấn đề thực phẩm mà cụ thể là bữa ăn bán trú, tại TP.HCM đã có trường hợp hàng chục học sinh bị đau bụng, hay phụ huynh đi kiểm tra đơn vị cung cấp thực phẩm phát hiện nguồn thực phẩm bảo quản không đảm bảo. Vậy lâu nay, các trường ở TP.HCM thực hiện việc tổ chức các suất ăn bán trú ra sao để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc Chử Quân Hạo đã trình diễn khả năng “tàng hình” tại một sự kiện khoa học tổ chức mới đây ở nước này và tuyên bố “trong tương lai áo choàng tàng hình của Harry Potter sẽ trở thành vật dụng hàng ngày trong tủ quần áo”.
Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, mỗi năm cướp đi gần 20 triệu sinh mạng, chiếm 1/3 số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm 75% tổng số ca tử vong), trong đó có Việt Nam và các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Trước thực tế này, Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2 đến 5/11 tới, với chủ đề: "Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội"
Sáng 27/10, tại thành phố Đà Nẵng, Quỹ học bổng Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu” trao 440 suất học bổng tặng học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo…
Đang phát
Live