Tiếp tục chiến dịch tấn công quy mô lớn chưa từng có trong nhiều năm nhằm vào các lực lượng Chính phủ, hôm qua, phiến quân tại Syria đã giành toàn quyền kiểm soát thành phố chiến lược Hamas ở miền Trung nước này. Quân nổi dậy khẳng định mục tiêu công kích tiếp theo sẽ là thành phố Hôm, một đô thị chiến lược khác nằm cách thủ đô Damas chỉ hơn 160km về phía Bắc.
Syria một lần nữa rơi vào vòng xoáy bất ổn khi một liên minh nổi dậy mới phát động cuộc tấn công bất ngờ vào thành phố Aleppo lớn thứ 2 của đất nước. Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên lực lượng đối lập chiếm được lãnh thổ ở Aleppo kể từ năm 2016, phá vỡ “sự ổn định tương đối” của cuộc nội chiến chưa chính thức kết thúc. Thực tế này báo hiệu một tương lai đầy bất trắc cho Syria và mảnh đất Trung Đông.
Các bên liên quan tiếp tục đưa ra phản ứng về cuộc xung đột đang diễn biến phức tạp tại Syria. Trong khi, Syria và Nga đang tăng cường các cuộc không kích nhằm làm chậm bước tiến của lực lượng nổi dậy.
Liên hợp quốc hiện lo ngại về tình trạng người dân Lebanon đã di tản sang Syria do cuộc xung đột Israel - Hezbollah đang quay trở lại Lebanon, cũng như tình trạng bạo lực leo thang tại Syria.
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm qua (28/10) đã nhóm họp về tình hình Trung Đông, sau khi Iran cảnh báo đáp trả cuộc không kích của Israel. Cùng với những diễn biến phức tạp ở khu vực Trung Đông, cuộc họp của Hội đồng Bảo an cũng diễn ra trong bầu không khí vô cùng căng thẳng khi xuất hiện những rạn nứt trong chính nội bộ các thành viên Hội đồng Bảo an.
Israel đang mở rộng các cuộc tấn công vào lực lượng Hezbollah trên khắp lãnh thổ Lebanon, thay vì chỉ giới hạn ở khu vực biên giới. Các mục tiêu Israel sắp nhắm tới là tổ chức nắm tài chính của Hezbollah. Bất chấp những cảnh báo từ quốc tế, giao tranh giữa hai bên đang gia tăng từng ngày.
Một loạt những động thái cứng rắn,“ăn miếng, trả miếng” gần đây giữa Triều Tiên và Hàn Quốc khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên nóng hơn bao giờ hết. Quan hệ liên Triều đang rớt xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại, nguy cơ bùng phát xung đột toàn diện ngày càng trở nên hiện hữu.
Liên hợp quốc cảnh báo, Lebanon đang phải đối mặt với một cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo với quy mô “thảm khốc” khi số người di tản trong nước đã lên tới 600.000 người. Giữa lúc Israel tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công chống lại lực lượng Hezbollah, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati hối thúc Liên hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi hai bên xung đột ngừng bắn ngay lập tức.
Đang phát
Live