VOV1 - Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam, khơi dậy khát vọng của các cấp, các ngành, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và THQG.
Trong năm 2024 sẽ có nhiều triển lãm thương mại quốc tế về các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu và Hội chợ quốc tế chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp lần đầu tiên được tổ chức. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và quảng bá các sự kiện xúc tiến thương mại (XTTM) Việt Nam tại nước ngoài… Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tại Hội nghị giao ban XTTM đầu tiên của năm 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh công tác XTTM phát triển thị trường năm 2024” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (31/01/2024) tại Hà Nội, được kết nối trực tuyến với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới và các địa phương trong cả nước. PV Nguyên Long thông tin:
Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không chỉ chịu áp lực cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia khác vào thị trường đối tác, mà áp lực từ chính nhu cầu tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch ở các thị trường châu Âu và các thị trường xuất khẩu lớn của hàng hoá Việt Nam. Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường, và Việt Nam không phải ngoại lệ. Cùng với nỗ lực từ chính doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, đồng hành cùng doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt cơ hội thị trường cũng được cơ quan quản lý nhà nước khẳng định. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) về vai trò của XTTM trong xuất khẩu xanh và những vấn đề đặt ra đối với chuyển đổi xanh trong hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu Việt Nam:
Chủ trị Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn chứng số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (28/2) về hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 96,06 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu 2,82 tỷ USD. Từ thực tế hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng giảm so với cùng kỳ, người đứng đầu ngành Công Thương yêu cầu các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải nắm bắt được xu hướng chính sách của nước sở tại để đề xuất phản ứng chính sách kịp thời.
Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu của Việt Nam đạt 602 tỷ USD tăng 22.8% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Ước tính tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2021 đạt 660,1 tỷ USD tăng 21% so với năm 2020, trong đó ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 330 tỷ USD, tăng hơn 17,2% so với năm 2020; Ước tính cán cân thương mại năm 2021 xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD. Đó là những kết quả ấn tượng được đưa ra tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2021” với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu góp phần phục hồi và phát triển kinh tế” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay theo hình thực trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Nhằm triển khai các định hướng, giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn bình thường mới, ngày 15/12 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa cơ quan điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu; kênh đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế” bao gồm 2 phiên thảo luận chính, với các nội dung: Cơ hội và thách thức của một số thị trường xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19; Chiến lược quốc gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) giai đoạn 2021-2025 và định hướng phối hợp với các đối tác về lĩnh vực thương mại tại Việt Nam; Định hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Theo dự kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Diễn đàn. Các đại biểu tham dự gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu; Đại diện các cơ quan Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các tổ chức thương mại quốc tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế… Thời gian diễn ra sự kiện theo kế hoạch từ 8h30 ngày 15/12/2021 tại Trụ sở Bộ Công Thương - 23 Ngô Quyền, Hà Nội kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và livestream trên trang fanpage của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương./.
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19, đồng thời thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Cục Xúc tiến thương mại và Vụ thị trường Châu Á – châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, định hướng thị trường và một số mặt hàng xuất nhập khẩu có thể thúc đẩy giữa Việt Nam và châu Phi” theo hình thức trực tuyến vào lúc 14h ngày 01/9 tới đây. Với dân số hơn 1,3 tỷ người (chủ yếu là lực lượng lao động trẻ), châu Phi là khu vực thị trường rộng lớn gồm 55 quốc gia, trong đó có 26 quốc gia nói tiếng Pháp. Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, rau quả…), thủy hải sản, hàng điện, điện tử, hàng dệt may và giày dép, tiêu dùng, sắt thép... Về nhập khẩu, đây là những thị trường cung ứng đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất trong nước và chế biến xuất khẩu của Việt Nam như nông sản thô (hạt điều, bông), gỗ, cao su, quặng và khoáng sản, linh kiện điện tử… Doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn khi tham gia hội thảo, ứng dụng kết nối qua Zoom. https://us02web.zoom.us/j/88321857098?pwd=QWtwZ0xPKzdoS2pJL2dYYmdFNWRyZz09 (Meeting ID: 883 2185 7098 / Passcode: 123123). Câu hỏi của doanh nghiệp gửi về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương, chậm nhất ngày 30/8/2021.
Sau 2 năm chính thức có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 14/01/2019), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn. Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản cũng tăng trưởng tốt (đạt 9,9% so với năm trước) thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã cho giá trị xuất khẩu cao, như: xuất khẩu sang Canada tăng khoảng 33%, sang Mehico tăng gần 24%... Trong năm 2020 và những tháng đầu năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid-19, song, xuất khẩu sang các thị trường CPTPP cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể. Cuộc trao đổi giữa PV Nguyên Long và ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương về nội dung này:
Đang phát
Live