Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết luận kiểm tra do đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện đối với TikTok . Việc này được thực hiện từ ngày 15/5 năm nay nhằm tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm của nền tảng này
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội giải ngân chậm.- Nhu cầu tiêu dùng giảm, doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn thời điểm cuối năm.- Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm qua: Khối ngoại bán ròng hơn 700 tỷ đồng trong ngày đầu tuần.
Thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành. Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Vậy nhưng, thực tế triển khai chính sách nhà ở xã hội hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập khiến các doanh nghiệp đầu tư và người dân có thu nhập thấp (đối tượng thụ hưởng) đều khó tiếp cận.
Trò chuyện với ca sỹ Bảo Trâm.-Nữ vận động viên cưỡi ngựa người Ca-ta vượt qua rào cản định kiến-Những sự kiện đời sống - văn hoá - xã hội trong nước nổi bật
Việc đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở xã hội nhiều năm qua đã cho thấy tính hiệu quả, đảm bảo cho hàng nghìn công nhân, người thu nhập thấp trên địa bàn cả nước có nhà để ở. Tuy nhiên, việc triển khai, thực thi chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập, vướng mắc do một số quy định pháp luật, trong đó có Luật Nhà ở, khiến nhiều người dân vẫn khó tiếp cận được với nhà ở xã hội. Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người dân mua được nhà ở xã hội, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. UBND tỉnh sẽ quyết định về quỹ đất 20% của dự án thương mại dành cho phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, đề xuất bỏ điều kiện cư trú, giảm điều kiện thu nhập cho người mua nhà xã hội.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra, với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Trong tổng số 26 chỉ tiêu, có 5 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn và 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị quyết, một số chính sách đã bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Để có thể quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam có kế hoạch ban hành một Nghị quyết mới về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là một nội dung được Trung ương bàn và cho ý kiến tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 - “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020”.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào chiều 30/9 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề sau vụ cháy tại phố Khương Hạ, thành phố Hà Nội càng thấy tính bức thiết của việc phát triển nhà ở xã hội và giải pháp của cơ quan quản lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian tới, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ được quan tâm với rất nhiều ưu đãi về thuế, quỹ đất… Tuy nhiên, nếu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội sẽ khiến nâng giá bán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Trước thực trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp chây ì đóng bảo hiểm xã hội, kiện ra toà án xử lý không hiệu quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông đang lên phương án chuyển hồ sơ để xử lý hình sự một số đơn vị, doanh nghiệp.
Trong một động thái quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ các nền tảng mạng xã hội, chính quyền Indonesia mới đây ban hành quy định cấm các giao dịch và thanh toán được thực hiện trên các nền tảng này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 27/9, nhằm đảm bảo cạnh tranh trong kinh doanh cũng như bảo vệ các nhà bán lẻ truyền thống tại Indonesia. Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia.
Phòng, chống cháy nổ - Đừng chỉ trông chờ lực lượng cứu nạn, cứu hộ- Đà Nẵng liên tiếp được vinh danh trên "đấu trường số hóa” - kinh nghiệm nào cho các tỉnh, thành phố khác- Nhận diện bất cập đầu tư nhà ở xã hội tại Bình Dương- Hành tinh chuyển động: Gỡ bỏ rào cản giới, nhiều nữ kỹ sư Somali khẳng định vị thế trong ngành xây dựng
Đang phát
Live