Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Trên thực tế, các bộ, ngành địa phương đã có những hành động cụ thể để triển khai Đề án này, nhưng việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ.
Gói 120.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội vẫn giải ngân chậm.- Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bằng 8,2% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.- Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm qua: Thị trường vẫn đà tăng, thanh khoản đạt gần 22.000 tỷ đồng
Sáng nay 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Cùng với đó Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của các địa phương gửi đến các Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương.
Ngày 4/8, tại Cần Thơ, Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm 2023 nhằm đánh giá kết quả thực hiện giao ước thi đua 6 tháng đầu năm của Cụm và đóng góp ý kiến thông qua quy chế hoạt động, bình xét thi đua năm 2023. Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ.
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, đến nay gói này mới giải ngân được khoảng 95 tỷ đồng và cam kết cho vay 950 tỷ đồng với 23 dự án đủ điều kiện vay. Tại sao tiến độ giải ngân gói tín dụng này lại chậm? Giải pháp nào để gói hỗ trợ có thể tiếp cận với người dân có nhu cầu vay mua nhà ở xã hội?
Ghi nhận ngày đầu Cục Hàng không Việt Nam chính thức triển khai sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (tài khoản VNeID) đối với hành khách đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước cho thấy, nhiều hành khách đã sử dụng tài khoản này thay vì các giấy tờ tùy thân truyền thống.- Thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa đón siêu du thuyền chở 4 nghìn 600 du khách quốc tế tới tham quan.- Nhiều nước tiếp tục khuyến cáo công dân và lên kế hoạch đưa công dân nước mình ở Niger về nước sau cuộc đảo chính tại đây.- Australia cảnh báo khả năng áp dụng các lệnh cấm đối với mạng xã hội wechat do lo ngại về an ninh.
Chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện NQ số 22 của BCT về hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là thời điểm đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển đất nước.- Các chuyên gia đề nghị phát huy vai trò của Nhà nước trong xã hội hóa giáo dục. Cần có chiến lược căn cơ và lâu dài trong biên soạn SGK, không nên thay đổi thường xuyên, gây lãng phí.- Những bế tắc quanh vấn đề trần nợ công khiến Mỹ bị hạ cấp tín nhiệm nợ. Chứng khoán thế giới ngập sắc đỏ sau động thái này.- Trung Quốc đứng trước nguy cơ bão chồng bão.
Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2016 – 2022 là trên 10.000 tỷ đồng/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã đề nghị công an vào cuộc, phối hợp với Bảo hiểm xã hội xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số DN nợ đóng BHXH. Yêu cầu này của Tp.HCM xuất phát từ thực trạng nợ BHXH trên địa bàn không có chiều hướng giảm với hơn 82.000 DN chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Có thể nói, tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thực trạng này rất cần những biện pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.
Kinh tế có dấu hiệu chuyển biến nhưng còn nhiều thách thức.- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong hoạt động tiêu dùng và bán lẻ.- - Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc trong thi công cao tốc Bắc - Nam.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đang phát
Live