Sáng nay (8/12), kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM bước sang ngày làm việc thứ ba với phiên giám sát về triển khai, thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2025.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỉnh này thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/14 chỉ tiêu chủ yếu trong năm; Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng hơn 7%. Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất của cả nước. Đây là những thông tin vừa được công bố sáng nay (7/12) tại phiên Khai mạc Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII.
Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó cũng làm xong- Xung đột Israel – Hamas: Liệu có nguy cơ Dải Gaza bị chiếm đóng?- Người dân Cà Mau trồng mắm chống sạt lở, tạo cảnh quan- Nông dân Anh lạc quan về sản lượng gà tây phục vụ lễ Giáng sinh năm nay- Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng làm nhà ở xã hội: Cần mở rộng thêm số lượng dự án- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẵn sàng cho giai đoạn mới- Thị trường chứng khoán, phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại bán ròng kỉ lục, VN-Index không thể duy trì đà tăng – VN-index giảm gần 5 điểm
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và được hưởng nhiều quyền lợi khi về già hoặc khi có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. Sau hơn 15 năm triển khai, với nhiều tính ưu việt, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho lao động tự do, được xem là điểm tựa, giúp họ an tâm khi về già. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện để thu hút người dân. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện-điểm tựa tuổi già”, với sự tham gia của khách mời là Bs.TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng LIGHT, Giám đốc Quỹ vòng tay nhân ái.
Nhằm góp phần thông tin rộng rãi những nội dung dự kiến sửa đổi và những điểm mới của chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội đến các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng đối tác quốc tế, các doanh nghiệp FDI, sáng nay (28/11), tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH tổ chức Hội thảo “Thông tin chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội”
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng nay, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) các đại biểu nhận định rút bảo hiểm xã hội một lần đang là thực trạng "vô cùng day dứt", tác động tiêu cực đến đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của người dân. Các ý kiến đề nghị người lao động cần được rút bảo hiểm xã hội một lần và rút thỏa đáng nhất. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ, có các phương án để người lao động được lựa chọn.
Hướng đến kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm và chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Cùng dự còn có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, giảng viên, cán bộ và sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương nhằm thu hẹp dần khoảng cách của vùng so với bình quân chung của cả nước. Thế nhưng, qua hơn 2 năm triển khai, đồng bào nghèo vẫn chưa được thụ hưởng nhiều từ chính sách này do các văn bản chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, “cởi trói” tâm lý sợ sai, phát huy vai trò người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của chương trình.
Từ năm 2021, Thái Lan đã trở thành một xã hội già hóa với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% dân số. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, thì đến năm 2036, sẽ có hơn 30% dân số Thái Lan bước vào nhóm người cao tuổi và đưa nước này vào danh sách “các xã hội siêu già”. Thực trạng này tác động ra sao đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính phủ Thái Lan đang áp dụng chính sách gì để giải quyết cuộc khủng hoảng già hóa dân số. Mời quý vị cùng tìm hiểu trong "10p Sự kiện luận bàn" ngày 27/10.
Đang phát
Live