Trên thế giới, nhượng quyền thương hiệu là một cách kinh doanh hiệu quả và được thực hiện từ rất lâu. Thậm chí, nhiều quốc gia đã cấu trúc ngành nhượng quyền thành ngành chiến lược để phát triển kinh tế, nhất là khối kinh tế tư nhân và đặc biệt ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các thương hiệu được lập ra, kinh doanh có hiệu quả và nhượng quyền để hình thành nên một nhóm cùng kinh doanh theo chuỗi cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là nhờ người kinh doanh, người đầu tư ngày càng hiểu và vận dụng đúng các quy tắc, hiểu biết về nhượng quyền thương hiệu.
Cách đây hơn 75 năm, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; mở đầu cho hàng loạt phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tới nay, những quan điểm về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được tăng cường, đẩy mạnh để góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt trong đó cần gắn thi đua yêu nước với việc xây dựng đội ngũ cán bộ 6 dám, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Trần Hữu Hậu, Đại biểu Quốc hội khóa 15 và GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:
Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Việc điều chỉnh thường xuyên chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, hồ sơ, tài liệu các dự án luật chậm gửi, tình trạng luật có tuổi thọ ngắn, luật khung, luật ống vẫn là tồn tại lâu năm trong công tác xây dựng luật. Trong phiên thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá 15 về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, các đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.
Đề xuất "chuyển hướng” gói hỗ trợ 2% lãi suất sang hình thức khác hiệu quả hơn.- Thúc đẩy xây dựng hạ tầng các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương.- Thị trường điện lạnh “tăng nhiệt” mùa nắng nóng.
Giải pháp nào để thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023 theo đúng mục tiêu đề ra?- Thúc đẩy xây dựng hạ tầng các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương- Ấn Độ gia tăng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương- Mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm- Nhiều biện pháp giải quyết tình trạng làm dụng thuốc giảm đau tại Mỹ
Bộ Tài chính gấp rút xây dựng phương án giảm 2% thuế VAT.- Bình Định khởi công nhà ở xã hội hơn 1.000 tỷ đồng.- Giải ngân đầu tư công TP.HCM tăng vọt lên 8.200 tỷ đồng.
Là những địa phương đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước, Thành phố Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương đang đẩy mạnh các dự án xây dựng hạ tầng. Dù vậy, vẫn còn không ít vướng mắc cần được tháo gỡ.
Ngành xây dựng luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đây chính là nhân tố quyết định quy mô, trình độ kỹ thuật của mỗi quốc gia. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác, ngành Xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Tùy theo mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc cả cộng đồng. Vậy học ngành Xây dựng ngày nay người học sẽ được đào tạo những gì? Học xong ra trường sẽ có cơ hội việc làm việc như thế nào? - Khách mời: Bà Đào Thị Thanh Yên - Hiệu trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng.
Tối nay, 19/5, đúng dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Nam Định (21/5/1963 - 21/5/2023). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự buổi lễ có nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; các tấm gương điển hình tiên tiến…
Đang phát
Live