Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Vướng mắc trong thực hiện quy định về phương pháp định giá đất, quy hoạch sử dụng đất chưa được tháo gỡ. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn từ các nguồn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ hoặc dừng triển khai. Hiện nay, thị trường thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở thương mại giá bình dân. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân trên tổng nguồn cung căn hộ mở bán liên tục giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 6% vào năm 2023. - Từ ngày 1/8/2024, các Luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực, sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Vậy, đâu là những điểm nghẽn của thị trường cần được khơi thông? Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng? Doanh nghiệp phải hành động như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh và nắm bắt cơ hội mới đang mở ra phía trước? Diễn đàn Chủ nhật chủ đề “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản khi các Luật sớm có hiệu lực thi hành”, sẽ bàn luận để làm rõ hơn những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm này. Khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.
Hôm nay (21/7), tròn 70 năm ngày ký kết Hiệp định Geneve - cũng là dịp chúng ta nhìn lại những mốc son trong lịch sử ngoại giao đất nước. 70 năm nhìn lại, có thể nói quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là cuốn cẩm nang quý báu, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Những bài học này đang và sẽ tiếp tục được kế thừa, vận dụng sáng tạo và là động lực cho sự phát triển của ngành Ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa và hội nhập trong thời kỳ đổi mới.
Cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia, Samdech Men Sam An, Chủ tịch hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, kiêm Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam đã bày tỏ sự tiếc thương về sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Ngoại giao đã cung cấp thông tin về vụ việc cho các cơ quan chức năng của Bộ Công an để triển khai biện pháp nghiệp vụ nhằm làm sáng tỏ vụ án 6 người, trong đó có 4 công dân Việt Nam, thiệt mạng ở Thái Lan.
Sáng 17/7/2024 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.
Ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).
Sáng ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
Thuế thu nhập cá nhân: Cần sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp thực tiễn- Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 phản ánh được chất lượng dạy và học- Lâm Đồng tăng cường thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy,br>- Minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm - Tạo dựng niềm tin cho người tiêu dung- Quan hệ Mỹ - Hàn nâng cấp thành liên minh “dựa trên hạt nhân”- Ngân hàng Phát triển châu Á giữ nguyên triển vọng tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 ở mức 6%
Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) ngày 16/7 giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 cho khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3), so với báo cáo đưa ra tháng 4 vừa qua. Việt Nam cùng với Brunei là hai quốc gia có dự báo kinh tế tăng trưởng trong số các nước ASEAN.
Thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn sống và các sản phẩm từ lợn vào Việt Nam diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, đồng thời gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn lợn trong nước. Lợn nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước và sức khỏe người dân. Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm lợn vào thị trường trong nước và phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị số 21 ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Đang phát
Live