Việt Nam là một hình mẫu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế Xanh. Đây là khẳng định của bà Hélène Djoufelkit, Giám đốc Vụ phân tích kinh tế và chính sách công của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) nhân dịp khởi động Giai đoạn 2 Chương trình Nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu (GEMMES Vietnam). Bắt đầu được triển khai từ năm 2019, chương trình đã góp phần hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược dài hạn nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận khí hậu Paris. Việt Nam cũng là quốc gia châu Á đầu tiên được thụ hưởng chương trình này.
Hôm nay (22/7), tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế “Bài học về hòa bình, nhìn từ thực tiễn Việt Nam”. Hội thảo thu hút hơn 150 đại biểu trong nước và quốc tế, các nhà nghiên cứu tham dự và chia sẻ những bài học, thông điệp về giá trị và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, Đất nước ta, Nhân dân ta. Dù trên bất kỳ cương vị nào, đồng chí vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với ngành Dầu khí Việt Nam, và trực tiếp là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Được tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, lãnh đạo nhiều quốc gia và các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn.- Các địa phương khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào bến, tránh trú cơn bão số 2.- Tòa án Tối cao Bangladesh ra phán quyết về chế độ hạn ngạch việc làm nhà nước, nhằm kiểm soát các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp quốc gia Nam Á này, khiến hơn 130 người thiệt mạng.- Giáo hoàng Francis bày tỏ hy vọng Olympic Pari sẽ là dịp tạm ngừng các cuộc xung đột trên thế giới.- Ra mắt dịch vụ đường sắt xuyên biên giới, nối liền thủ đô của Lào với Thái Lan
Lãnh đạo các nước, học giả quốc tế và người dân trong nước bày tỏ niềm tiếc thương và tình cảm đặc biệt trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.- 70 năm qua, những bài học kinh nghiệm từ Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở để phát triển nền ngoại giao nước nhà và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, với mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc.- Khánh Hòa vận dụng chính sách đặc thù để xóa nhà tạm cho người dân nghèo miền núi.- Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành Bão số 2 trên Biển Đông.- Israel lần đầu tiên tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu trên lãnh thổ Yemen.- Khai mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, với sự tham dự của hơn 2.000 đại biểu quốc tế và đại diện của hơn 150 quốc gia.- Chuyên trang du lịch TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới.
Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn. Vướng mắc trong thực hiện quy định về phương pháp định giá đất, quy hoạch sử dụng đất chưa được tháo gỡ. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn từ các nguồn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ hoặc dừng triển khai. Hiện nay, thị trường thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở thương mại giá bình dân. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân trên tổng nguồn cung căn hộ mở bán liên tục giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 6% vào năm 2023. - Từ ngày 1/8/2024, các Luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực, sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Vậy, đâu là những điểm nghẽn của thị trường cần được khơi thông? Các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm gì để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng? Doanh nghiệp phải hành động như thế nào để nâng cao sức cạnh tranh và nắm bắt cơ hội mới đang mở ra phía trước? Diễn đàn Chủ nhật chủ đề “Triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản khi các Luật sớm có hiệu lực thi hành”, sẽ bàn luận để làm rõ hơn những vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm này. Khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.
Hôm nay (21/7), tròn 70 năm ngày ký kết Hiệp định Geneve - cũng là dịp chúng ta nhìn lại những mốc son trong lịch sử ngoại giao đất nước. 70 năm nhìn lại, có thể nói quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam là cuốn cẩm nang quý báu, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Những bài học này đang và sẽ tiếp tục được kế thừa, vận dụng sáng tạo và là động lực cho sự phát triển của ngành Ngoại giao Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa và hội nhập trong thời kỳ đổi mới.
Cùng với các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Campuchia, Samdech Men Sam An, Chủ tịch hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, kiêm Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam đã bày tỏ sự tiếc thương về sự ra đi của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Sáng 17/7/2024 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.
Ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).
Đang phát
Live