Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam đã ghi dấu hàng triệu cái tên anh hùng. Đó là những chiến sĩ đã đổi cả máu xương của mình để giành lại độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước. Đó là những người mẹ đã héo mòn vì ngóng trông, cạn khô dòng nước mắt khi chồng con không trở về. Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sĩ năm nay, lần đầu tiên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức gặp mặt khoảng 300 mẹ Việt Nam anh hùng. Từ những miền quê xa xôi, các mẹ về Hà Nội đúng dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Phóng viên Văn Hải ghi lại cảm xúc của các mẹ Việt Nam anh hùng khi đặt chân tới Thủ đô và chuẩn bị vào lăng viếng Bác.
Trong khuôn khổ “Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” tổ chức tại Hà Nội, chiều 22/7 diễn ra nhiều hội thảo chuyên đề về năng lượng, trong đó đáng chú ý là “Hội thảo chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng bền vững trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045”. PV Thanh Huyền thông tin:
- Việt Nam - 25 năm gia nhập và nâng tầm vị thế cùng ASEAN.- Tuần lễ phim ASEAN – giới thiệu văn hóa các nước trong khu vực.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, người có công với cách mạng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.- Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 trên người vào cuối năm nay.- Hà Giang khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống cho người dân. Mặc dù mưa đã tạnh, nhưng khả năng xuất hiện đợt lũ trên sông Lô với mức báo động 2 đến 3.- Mỹ tuyên bố muốn xây dựng “liên minh toàn cầu” chống Trung Quốc.- Chính phủ Bulgaria vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong bối cảnh gia tăng căng thẳng chính trị.- Tiếp sau Trường Giang, Hoài Hà và Hoàng Hà sẽ là những con sông phải căng mình chống lũ trong thời gian tới ở Trung Quốc.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện yêu cầu không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường bộ.- Hội nghị trực tuyến phiên họp lần thứ 12 Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc thẳng thắn trao đổi về tình hình trên biển thời gian qua và những điểm còn khác biệt.- Viện kiểm sát nhân dân Tối cao khẳng định sẽ tiếp tục kiến nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.- Phát hiện một ca bạch hầu tại Quảng Trị đã tiếp xúc với nhiều người và hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm.- Trung Quốc cảnh báo Anh không nên đi quá xa sau quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong.- Chứng khoán châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong 5 tháng qua trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
- Chuyên gia Ấn Độ nhận định, Việt Nam có thể là hình mẫu hoàn hảo phục hồi sau đại dịch Covid-19 ở Nam bán cầu. - Ít nhất 8 người thiệt mạng và 9 người bị thương trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra rạng sáng nay tại tỉnh Bình Thuận.- Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá đường dây ma tuý lớn xuyên quốc gia, do cựu cảnh sát Hàn Quốc cầm đầu.- Lực lượng phòng không Syria bắn hạ tên lửa của Israel trên bầu trời thủ đô Damas.- Anh chính thức đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Công, Trung Quốc.- Bình luận: Day dứt đầu tư công là cứu cánh cho nền kinh tế.
Qua 25 năm gia nhập ASEAN, từ một quốc gia tụt hậu trong khối, Việt Nam đã trở thành một thành viên chủ chốt có tiếng nói trọng lượng. Trong suốt hành trình 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN. Bài viết của Quang Trung, Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.
Tác giả: Thúy Nga với sự diễn xuất của các nghệ sỹ Nhà hát kịch Việt Nam.
- Quảng Xương - Thanh Hóa: Dự án tránh trú bão chậm tiến độ.- Xây dựng nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.- Thông tin hỏi-đáp về Chuyên mục "Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam".
Bình quân mỗi năm có khoảng 110.000 người lao động đi nước ngoài làm việc. Không thể phủ nhận hoạt động này có ý nghĩa thiết thực trong việc xóa đói giảm nghèo. Vậy nhưng cùng với sự gia tăng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài thì chất lượng hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực. Cùng với đó là những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, việc mù mờ về công việc và thị trường lao động tại đất nước mà người lao động sẽ đặt chân đến. Đó là chưa kể đến những vi phạm, tiêu cực phát sinh, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Quản lý nhà nước cần hiệu quả hơn đối với hoạt động này thông qua những quy định cần sửa đổi về điều kiện và trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại nước ngoài là nội dung được quan tâm trong dự thảo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Đang phát
Live