- Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ký ức của những người làm bản tin thời khắc đầu tiên phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020).- Lá cờ đặc biệt tạo từ 7 trang báo in.- Liên tiếp ngày thứ 14 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm covid-19.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử, là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trường đoạn bất tử trong bản hùng ca của thế kỷ 20. Kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Việt Nam - Đất nước muôn trận thắng”. Khách mời là Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Khuất Duy Tiến - Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3- ông cũng là người trực tiếp tham gia Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê – Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm 2020, Việt Nam kỷ niệm 45 năm chiến thăng 30/4 thống nhất đất nước, cũng là năm mà quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước sang tuổi 25. Bỏ qua đằng sau nhiều nghi kỵ và hận thù, sau hơn 2 thập niên, quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đã bước sang một trang hoàn toàn mới với sự hợp tác vượt bậc trên tất cả lĩnh vực. Hai bên đã cùng tìm tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, thậm chí cả những vấn đề nhạy cảm, vốn luôn bị coi là rào cản trong quan hệ hai nước để cùng vì một lợi ích là phát triển:
Singapore hiện là quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao nhất khu vực ASEAN. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến chính phủ nước này phải áp dụng nhiều biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt nhằm ngăn đà lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Dù chính phủ Singapore đã có nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, song theo báo cáo vừa được Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore công bố, số người mất việc làm tại quốc gia này đang tăng đến ngưỡng nguy hiểm.
62% người Việt Nam cho rằng, Chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 phù hợp. Đây là tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh của Chính phủ cao nhất thế giới. Kết quả do một tổ chức có trụ sở tại Đức công bố này khiến không ít người dân nước ta xúc động và tự hào, khi nhìn lại chặng đường chống dịch đầy cam go, thử thách vừa qua.
- Quốc tế đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.- Giáo sư Nhật và ước mơ sản xuất máy bay không người lái (UAV) ở Việt Nam.
- Hãy biết tôn trọng và nương mình vào thiên nhiên.- Tạp chí Âm nhạc Quốc: buổi trình diễn “Một thế giới: Hãy cùng nhau ở nhà".- Ra mắt bộ sách " Nhật ký thời chiến Việt Nam".- Chùa Trấn Quốc (Hà Nội) và chùa Bửu Long (TP.HCM): 2 trong 20 công trình kiến trúc Phật giáo đẹp nhất thế giới.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
- Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và dấu chứng nhận lưu hành tự do cho bộ kit chẩn đoán Covid-19 của Việt Nam, mở ra cơ hội xuất khẩu mặt hàng này sang Anh và khu vực châu Âu.- Các địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.- Nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh bày tỏ băn khoăn, lo lắng nếu kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ còn mục đích xét tốt nghiệp như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.- Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết yêu cầu "Quyền tiếp cận công bằng" với vaccine phòng chống Covid-19.- Sri Lanka tưởng niệm 1 năm ngày xảy ra vụ khủng bố đẫm máu làm hơn 250 người thiệt mạng.
- Ngày thứ 5, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới nào.- Bình Thuận có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét đưa địa phương này ra khỏi nhóm tỉnh có nguy cơ cao về dịch Covid-19.- Hơn 300.000 học sinh THCS và THPT tại tỉnh Thanh Hóa đã trở lại lớp học vào sáng 21/4.- Sẽ có 45.000 phần quà tặng người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Siêu thị Hạnh Phúc không đồng đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh.- Đến chiều 21/4, thế giới ghi nhận hơn 2 triệu 500 nghìn người mắc Covid-19.- 193 nước thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về dịch Covid-19.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, lệnh dỡ bỏ phong tỏa phải được thực hiện dần dần để tránh tái bùng phát dịch Covid-19.
Đang phát
Live