
Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong mọi giai đoạn lịch sử. Nguồn lực, sức mạnh của văn hóa đã được chứng minh trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử…. Để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với tầm nhìn đó, các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra nhiều quan điểm mới về phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Người đàn ông ở Mỹ mặc bộ quần áo gấu đi bộ 640 km quyên góp tiền từ thiện.- Dự án "Bước chân của sách" và sự lan tỏa văn hóa đọc, tri thức trong nhà trường tại thành phố Hải Phòng.- Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Vàng Lao Lừ - Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La chia sẻ về nỗi gian truân và niềm vui của việc gieo chữ nơi vùng cao biên giới.
-“Yêu cho roi cho vọt”, để dạy con sao cho đúng pháp luật.- Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh: đền Xã Tắc - nơi vừa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.- “Người bán sách kỳ lạ” - Bình Book.
- Phải làm gì để chấn chỉnh tình trạng lái xe sử dụng ma túy?- Lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc ở Nga giữa mùa Covid.- Hiệu quả ngăn mặn, trữ ngọt sớm tại Cà Mau mang “mùa xuân” trở lại trên vùng đất hạn hán này.
Văn hóa ứng xử trong gia đình luôn là vấn đề được quan tâm và coi trọng, đặc biệt, trong các gia đình Việt, đó là nét đẹp lâu đời, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sự hòa thuận, chung thủy, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu lễ với cha mẹ, anh em là một trong những sợi dây tình cảm xuyên xuất và gắn bó. Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng, giữ gìn những nét văn hóa ứng xử ấy tạo nên nền nếp gia phong. Thế nhưng khi xã hội ngày càng hiện đại, du nhập nhiều hình thái văn hóa khác nhau thì việc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình cũng đã có những tác động nhất định.
- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.- Thành phố Hải Phòng phong tỏa tạm thời nơi ở của 2 bệnh nhân xuất cảnh, được Australia xác nhận mắc COVID-19.- Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.- Quốc hội Mỹ chính thức thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD.- Google nộp phạt 3 triệu rúp vì không xóa thông tin bị cấm khỏi kết quả tìm kiếm tại Nga.- Bình luận: Đã thấy động lực, niềm tin với Vùng đất “chín rồng”.
Hưởng ứng Tuần lễ Áo dài 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, những ngày qua, phụ nữ ở nhiều tỉnh thành phố đã mặc áo dài khi đến công sở, trường học, tham gia các sự kiện và hoạt động khác nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Hiện ngành chức năng đang trong quá trình tích cực chuẩn bị xem xét, công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Vậy làm sao để giấc mơ đưa tà áo dài Việt Nam trở thành di sản văn hóa của nhân loại trở thành sự thật? Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Người sáng lập và Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt.
Hơn một năm qua, khẩu hiệu "Đã uống rượu bia, không lái xe" đi dần vào nhận thức của người dân. Trên mỗi bàn nhậu, cuộc vui, mọi người nhắc nhau nhiều hơn về ý thức không uống rượu bia khi đã cầm lái. Có thể thấy hơn 1 năm, từ khi thực hiện luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, những vi phạm lái xe sau khi uống rượu bia đã giảm khá nhiều.
Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc. Sáng nay, ngày mùng 3 Tết Tân Sửu tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội nhiều người đã đến đây thắp hương, xin chữ đầu năm cầu may mắn, an lành… Khác với mọi năm, do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, nên những người xin chữ đều có ý thức chấp hành quy định 5K của các cơ quan chức năng và đều được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn… Ghi nhận của nhóm PV Nguyễn Hằng, Gia Linh.
Hiếm có nơi nào mà trên cùng một dòng sông lại tồn tại hai ngôi miếu linh thiêng đối diện nhau với bề dày và chiều sâu lịch sử như Miếu Ông – Miếu Bà thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Di tích Miếu Ông - Miếu Bà là minh chứng cho quá trình chinh phục tự nhiên, khai phá vùng đất biên giới phía bắc Tổ quốc, cũng như công cuộc chống giặc ngoại xâm gìn giữ non sông, bờ cõi của cha ông ta. Không chỉ là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc anh em huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, đây còn là điểm đến của du khách thập phương dịp lễ hội, Tết đến, xuân về. Mai Linh – PV Đài TVNN thường trú khu vực Đông Bắc có bài viết giới thiệu về di tích lịch sử cấp quốc gia này. Mời quí vị và các bạn cùng nghe:
Đang phát
Live